TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NIỀM VUI BẤT NGỜ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NIỀM VUI BẤT NGỜ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Sat Aug 14, 2010 1:39 pm    Tiêu đề: NIỀM VUI BẤT NGỜ
Tác Giả: HẢI MINH

   


 
NIỀM VUI BẤT NGỜ
        HẢI MINH


“ Trên đời nào biết chữ ngờ
Cầu mong, số đỏ, gió lùa tới nơi.
Phái Đoàn Phòng Vấn chịu chơi
Cho đi du lịch xứ người nửa năm.
Bà con ruột thịt chẳng gần
Phút thiêng chợt đến, bay sang Hoa Kỳ.”


 Ông Thu mừng hết cỡ. Mừng như vừa bắt được vàng. Mừng như mình vừa trúng số độc đắc. Quả là vận hên đã gõ cửa anh chàng suốt đời chỉ mơ ước được đi Mỹ du lịch, tham quan đây đó các danh lam thắng cảnh và sau cùng, được cư ngụ lâu dài tại xứ Cờ Hoa càng thêm lý thú. Thật ra có rất nhiều người VN và Á Châu mong muốn đi tham quan nơi này. Ông không ngờ mình may mắn như thế. Ông mừng quýnh khi nghe ông Mỹ trong phái đoàn phỏng vấn phán một câu nghe sao mà mát ruột, mát gan chi lạ, như gãi đúng chỗ ngứa cho ông vậy Lúc bấy giờ ông giống như nắng hạn gặp cơn mưa rào mát rượi. Như con bịnh gặp được lương y, thầy thuốc giỏi. Như lẫu lương gặp bia 33 ướp lạnh vậy. Ông Thu mừng rỡ hết nói, bà con ạ!
         -  Chúng tôi chấp thuận cho ông đi du lịch Hoa Kỳ trong thời gian sáu tháng
- Lạy Chúa! Chúa đã giúp con!
  Thành thật mà nói, khi ông nhờ người thân bảo lãnh cho ông có dịp đi du lịch tại Mỹ chỉ là cầu may thôi. Ông nài nĩ thằng em con bà Cô, thằng Khanh hiện ở Hoa Kỳ.
- Em thử bảo lãnh anh đi du lịch nước Mỹ một chuyến cho vui nhé!
Nghe người anh họ nài nĩ, Khanh cười hì hì tối hôm ấy, phía bên kia đường dây viễn liên.
- Anh mơ ước cao xa quá, có ra khỏi tầm tay của mình không? Vừa rồi Bố em bảo lãnh cho bà chị ruột của mình, tức Cô Năm của em đang ở Phan Rang, sang du lịch tại HK mà bị phái đoàn phỏng vấn Mỹ bác đó. Kịp đến khi tụi em làm ăn phát triển khắm khá, có tài sản, bất động sản đồ sộ lại bào lãnh cho bà Cô mình. Tuy nhiên em phải làm đơn bảo lãnh qua luật sư mất ba bốn bận, họ mới chấp thuận cho Cô Nằm của tụi em được đi du lịch sang Mỹ sáu tháng, anh Thu ơi!
Trường hợp của anh ư? Anh chỉ là người anh họ của tụi em, làm sao bảo lãnh cho đại ca đây, hở ông Tướng?
Ông Thu cứ năn nĩ ĩ ôi thằng Khanh:
-Thì em cư thử làm đơn bảo lãnh cho anh đi du lịch sang HK vài thắng đi em! Thú thật với em:  “ Cả đời anh chỉ mơ ước được sang Mỹ một chuyến. Nếu mộng không thành chắc anh buồn lắm em ơi! Anh sẽ lo tiền bạc, em đừng sợ tốn kém. Em hãy thử cố gắng giúp anh một lần đi Khanh! Anh biết ơn em nhiều lắm! Nếu không được thì đành vậy thôi. Anh không trách em đâu, Khanh à! Chú Đình cũng muốn anh sang thăm gia đình Chù và gia đình các em một chuyến. Trong chuyến về VN vừa qua, Chú có hứa sẽ giùp anh đi du lịch Hoa Kỳ nay mai em ơi! Em Khanh hãy thử giúp anh đi. Lạy Chúa. Xin Chúa và Đức Mẹ Maria ban phúc lành cho chúng ta. Biết đâu anh sẽ được toại nguyện.
Nhận thấy ông anh họ nài nĩ ĩ ôi quá cỡ, Khanh cầm lòng không đặng nên thốt lời hứa ngay, mặc dầu không nắm phần chắc là bao nhiêu phần trăm nữa:
- Được rồi! Anh cứ hy vọng để mà sồng đi, anh Thu! Em sẽ lo mọi thứ cho. Để xem sao!
Nghe chú em họ hứa giúp mình, ông Thu mừng lắm. Ông biết mấy trường hợp Việt Kiều ở Mỹ bảo lãnh người thân của mình đi du lịch Xứ Cờ Hoa. Họ cũng gặp trở ngại. Như ông Bình chẳng hạn. Ông này ở HK làm ăn phát đạt trở nên giáu có nhờ có tiệm Grocery khá đông khách hàng, đa phần là dân da màu. Ông ta bảo lãnh cho Mẹ mình đi du lịch ở Mỹ, bị phái đoàn HK bác. Không rõ lý do tại sao. Tuy nhiên Ông Đang ở CA bảo lãnh cho Mẹ ở VN qua thăm hai con mấy tháng. Phái đoàn Mỹ đã chấp thụận cho bà cụ du lịch ở Mỹ và thăm các con vui vẻ. Xem thế, cũng tùy theo trường hợp người xin bảo lãnh cho thân nhân sang HK thăm người nhà hay đi du lịch tham quan Xừ Cờ Hoa được phái đoàn phỏng vấn chấp thuận hay bác bỏ. Cũng hên xui, may rủi tùy trường hợp.
        Trường hợp ông Thu là cháu của bà vợ trước kia của ông Đình, bà Lệ An. Thật ra, bà Lệ An  là Cô họ của ông Thu. Vì vậy ông Đình là Dượng của Thu. Tuy nhiền, ông Thu cứ gọi ông chồng của Cô mình là “ Chú” cho thân mật, gần gũi hơn. Thật ra anh ta rất thương yêu và kính trọng phu qưân của bà Cô họ vô cùng. Thu cứ gọi ông ta là Chú thét rồi cũng quen miệng luôn. Hai người có tình cảm thắm thiết như tình Chú cháu ruột thịt vậy. Hồi xưa cũng nhờ có ông Đình, cấp bực Đại Úy trong QLVNCH, giữ chức vụ Đại Đội Trưởng một ĐĐ Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Ninh Thuận, giúp đỡ người cháu của bà xã hết lòng. Lúc ấy Thu được xếp sòng đơn vị cử giữ chức vụ thủ kho của hậu cứ ĐĐ đóng tại thành phố Tháp Chàm. Anh ta khoẻ ru bà rù. Chữ thọ cao như núi Cà Đú của tỉnh nhà vậy. Không hề đi theo ĐĐ hành quân, truy lùng địch hay trấn đóng tại những nơi tiền đồn heo hút hay vùng núi rừng hiểm nguy gian khổ. Thu may mắn được phục vụ trong ĐĐ của Đại Uý Đình nhiều năm. Nên anh ta sướng như Tiên. Suốt ngày chỉ tán gái hay rủ bè bạn lính kiển, lính ma nhậu nhẹt tán gẫu ở hậu cứ tự do thoải mái vô cùng. Vì thế Thu mang ơn nặng ông Dượng cũng là ông “ Chú”chồng của bà Cô mình.
   Sau đổi đời đầy bi thảm, khổ đau cho nhân dân Miền Nam VN, ông Chú bị tù tập trung cải tạo nhiều năm. Còn Thu vì là Hạ Sĩ Quan, nên chỉ học tập chính sách chủ trương của Đảng và Nhà Nước XHCN có 10 ngày. Sau đó, hai Chú cháu lại gặp nhau trong Đội Chặt Cây của ông Ẩn. Đây là Cơ Sở Hợp Tác Xây Dựng  giữa tư nhân và chính quyền địa phương. Ông Đình chuyên môn chặt cây, còn Thu chuyên theo Chú phụ tá, như giăng dây thừng kéo mấy nhánh cây to tổ nái cho ông Đình chặt từ những cây cổ thụ trồng xung quanh Dinh Tỉnh Trưởng cũ ( nay cò tên là Khu Tỉnh Ủy) hay Tòa Hành Chánh PR ( nay có tên là Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh( Công nhân của Đội Xây Dựng nói trên có nhiệm vụ khai quang hay Trim bớt cành lá sum sê phủ kìn phía trước và sau hai cơ sở nói trên của chính quyền mới XHCN. Lúc bấy giờ anh em ngụy quân và ngụy quyền của chế độ cũ đang bị thất nghiệp. Đói lắm. Rách lắm. Thê thảm vô cùng. Hầu như cả nước và nhất là Miền Nam VN, vì kinh tế khó khăn, chính sách kinh tế chỉ huy, chủ trưong “ Ngăn sông cấm chợ”” Cải tạo công thương nghiệp” “ Hợp tác hóa sản xuất và kinh doanh. Làm ăn tập thể.” Lúc bấy giờ bọn ngụy này bị thất nhiệp dài dài. Xin được một việc làm để có cơm ăn hai bữa, không phải là việc dễ dàng. Bởi vậy xin được làm cu li chặt cây hay phụ hồ xây dựng nhà cửa, quả thật vui vô cùng.
          Hai Chú cháu đang chặt cây thì nhận được tin có đường dây vượt biên nay mai. Dĩ nhiên ông Đình và Thu cũng đã lo khâu vàng cho chủ ghe. Ông Đình và thằng con trai thứ, thằng Khinh đi. Còn bà xã và ba đứa con khác phải ở lại, vì tài chánh eo hẹp không đủ số vàng nộp cho ban tổ chức. Thu đi một mình vì anh ta còn độc thân. Lúc bấy giờ phong trào vượt biên rất thịnh hành tại Miền Nam VN. Nhiều người đi lọt. Họ định cư ở Mỹ, Úc, hay một số nước ở Âu Châu như Đức, Hà Lan, Na Uy..Một số bị công an chận bắt, tịch thu hết vàng bạc của cải tàu bè và bỏ tù rục xương. Một số tàu thuyền vượt biên đi không lọt, bị bão tố làm chìm tàu, họ phài  bỏ xác trên biển cả, làm mồi cho cá mập hay bị bọn cướp biền Thái Lan, Phi Luật Tân... cuớp của hiếp dâm phụ nữ. Đàn bà, con gái bị ô nhục xong rồi bị ném xác xuống biển. Dân VN liều mạng vượt biên bằng đường biển hay đường bộ ngõ hầu đi tìm tự do. Cái giá tự do quá đắc vào thời kỳ ấy. Thế là hai cha con ông Đình củng Thu quyết tâm vượt biên đêm hôm ấy. Quyết tâm đi tìm tự do bất cứ giá nào. Địa điểm là vùng bải biển gần Vĩnh Hảo.
                                                   ooo    
Tồi hôm ấy, họ hẹn nhau xuống bãi chờ ghe vào lấy dầu chôn sẵn trên bãi gần đó rồi ra thuyền vượt biên đậu ngoài xa. Mọi người đang chờ tín hiệu ra từ bãi biển, thì bỗng nhiên có người huýt sáo đi qua đi lại tại khu vực, đám người vượt biên đang nằm đợi trong các bụi cây quanh đấy. Như đã bàn bạc trước khi ghe ra tín hiệu thì mọi người xuống bãi ngay. Họ sẽ chuyển nhiên liệu, các thùng dầu giấu gần đó ra ngoài chiếc ghe đang ở bãi, rồi cùng chèo ra thuyền đậu ngoài xa để cùng khởi hành chuyến vượt biên. Nào ngờ sự cố xảy ra đột xuất, làm đảo lộn cả chuyến đi hôm ấy. Thật là xui xẻo làm sao! Vì có tiếng huýt sáo của người thanh niên đi qua đi lại nhiều lần, tại khu vực nói trên như thế, họ cứ tưởng là tình báo công an hay dân làm chỉ điểm ra tín hiệu cho lực lượng an ninh áp đền bắt hết đoàn người chuẩn bị vượt bên này. Thật là tai hại.Một nghi, mười ngờ. Trông gà hóa cuốc. Lúc bấy giờ cậu thanh niên mặc đồ đồng phục nhân viên hỏa xa từ nhà ga xe lửa Vĩnh Hảo tiến ra khu vực này. Y trông dáng chửng chạt tự tin dưới ánh trăng mờ mờ. Cán bộ nhả nước XHCN mà lỵ, Trông hách lắm đó quý vị ạ. Vào thời điểm ấy, cán bộ, công nhân viên nhà nước phải có lý lịch tốt thuộc gia đình có công với cách mạng. Thời buổi này không dễ gì xin đì làm cán bộ hay viên chức của chính quyền XHCN đâu nhé.
      Y cứ tiếp tục nhìn ngó xung quanh, miệng huýt sáo lai rai như ra ám hiệu cho ai đó. Vì thế mọi người nằm im không dám nhúc nhích hay hành động chi cả. Họ cứ tưởng y là nhân viên an ninh chỉm đang theo dõi động tĩnh của bọn vượt biên. Nên báo động không dám ra bãi. Báo hại khi chiếc ghe của ban tổ chức chèo vào ra ám hiệu mà mọi người nằm im re. Họ không dám động tỉnh vì lo sợ công an, bộ đội biên phòng, cán bộ an ninh đang  bố trí ngõ hầu tóm gọn đoàn người định trốn ra nước ngoài này. Họ sợ bị công an bắt và bị tù rục xương, mút mùa lệ thủy như một số người vượt biên không thành và bị giam tập trung cải tạo lâu dài trước đây. Do đó, cuối cùng, mạnh ai nấy rút chạy, bỏ của chạy lấy người cho chắc ăn. Thế là chiếc ghe rút lui êm ru bà rù. Dầu, thức ăn bỏ lỗn ngỗn, lãng ngãng trên bãi biển không kịp tẩu tán. Ông Đình liền dọt lẹ. Lúc ấy, Thu cũng ba mươi sáu kế “ Vi tẩu thượng sách”. Khi đi qua nhà gà xe lửa Vĩnh Hảo, không hiểu  vì lý do  hiếu kỳ hay ngẫu nhiên gì đó, Thu ghé vào đây để xin nước uống vì chàng bị khát khô cả cổ họng.. Thu buồn bã vì mình kém may mắn. Đã nhiều lần vượt biên mà mộng không thành. Cứ bị thất bại xui xẻo dài dài. Chàn nản quá, trời ạ! Khi vào tới nhà ga xe lửa, trời hầu như sáng rõ. Sương đêm tan dần. Xa xa những dãy núi màu xanh còn chìm trong bầu không khí ẩm ướt của buổi rạng đông. Chim chóc hót líu lo tưng bừng rộn rã trên những cành cây cổ thụ cao chất ngất.
    Lúc bấy giờ nhân viên đang trực ga xép là một chàng thanh niên trẻ, tuổi đời ngang ngữa với Thu là cùng. Da anh ta hơi ngăm và có vết xẹo lồ lộ ở bên má trái. Sau này Thu mới biết Hào, tên nhân viên hỏa xa nói trên. Anh ta đã bị nạn trong khi đi công tác thủy lợi của Toán Thanh Niên Xung Phong hồi trước. Hồi đó, Hào tích cực lao động ghê lắm! Lúc ấy y là đoàn viên thanh niên, mơ ước được cấp trên kết nạp mình vào Đảng vô cùng. Tuy nhiên khi sống trong chế độ mới XHCN trong một thời gian, sau khi được tuyển dụng làm nhân viên xe lửa, thuộc lực lượng thường xuyên, rồi vào biên chế, y dần dần thấy rõ chính sách và chù trương đường lối của nhà cầm quyên đương thời. Chánh sách o bế và sắt máu. Thiếu tự do dân chủ. Độc đảng. Độc tài đảng trị. Cai trị bằng công an bằng nhà tù, bằng đàn áp khủng bố. Nói một đàng, nhưng làm một nẻo. Bởi vậy tuy là cán bộ nhà nước sung sướng hơn nhiều người đồng trang lứa khác, phải lao động bằng chân tay vất vả mà vẫn nghèo đói lầm than. Hào có mấy người bạn làm công nhân XN Gạch Ngói quốc doanh cũng cực nhọc mà lương tiền không bao nhiêu.  Hào cũng có người anh họ làm nông trong một hợp tác xã nông nghiệp thật khổ cực có khi dến mùa thu hoạch đóng thuế cho nhà nước hết trơn lúa vì năm đó bị mất mùa. Anh ta buòn bã vác cái Mõ gẫy về nhà. Phải vây lúa của hợp tác xã cho gia đình sống qua ngày đoạn tháng. Nợ ngập đầu. Nợ chồng chất làm sao trả cho nhà nườc hết đi. Nhà nước XHCN ngăn cấm  việc làm ăn kinh doanh cá thể theo chủ nghĩa tư bản, có tính cách bóc lột mồ hôi nước mắt và  sức lao động của người dân. Chế độ mới chủ trương:” Hợp tác hóa các ngành nghề công, nông thương nghiệp. Kinh tế chỉ huy do “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ” như chủ trương của CM. Tuy nhiên,  “Hợp tác làm ăn” đổ bát mồ hôi mà có khi không có bát cơm đầy để no bụng của đa số người dân ngu khu đen lúc bấy giờ. Thật là đói khổ, khó khăn, thiếu thốn mọi bề.  Vào thời kỳ ấy, đa phần  người dân phải sống trong cảnh nghèo khổ, vất vả, thiếu thốn nhiều mặt. Cái cảnh áo ôm, khố rách thường xảy ra một cách thê thảm nhất là ở vủng cao và vùng sâu.. Hầu như nghèo khổ cả nước VN lúc bấy giờ.
      Xin trờ lại trừờng hợp của Hào, nhân viên hỏa xa nói trên. Y đã thú thật với anh bạn mới gặp sáng hôm ấy sau khi hai người tâm tình cảm thấy tương đắc nhau. Thật ra Hào đã chán ngáy cuộc sống gò bó thiếu tự do dân chủ. Hơn nữa, lương phạn không bao nhiêu cộng 13 kí gạo ăn độn với bo bo, khoai sắn, bằp cho qua ngày.  Thêm vào đó là tem phiếu mua hàng công nghệ phẩm của công nhân viên chức nhà nước XHCN.  Sau khi trò chuyên cảm thông nhau và biết rõ vì minh mà đoàn người vượt biên hiểu lầm, lo sợ chạy trốn ngang xương, để sáng ngày,  đám công an và bộ đội biên phòng tới tịch thu chiến lợi phẩm xăng dầu thực phẩm. Hôm ấy vui miệng, Hào đã thú thật với Thu:
-  Nói thật với anh, Tôi cũng tìm cách trốn ra nước ngoài nhiều lần mà cho tới bây giờ tôi vẫn chưa có dịp may nào chiếu cố anh oi! Tôi cứ canh chừng vùng biển của khu vực Vĩnh Hảo gần ga xép này dài dài. Chỉ mong có dịp phát hiện bà con ra đi tìm tự do, mình đi theo ké vậy mà, vì mình không có mối me gì cả, ông bạn ạ! Người ngoài không tin tôi vì trong gia đình tôi, có nhiều người tham gia cách mạng, làm việc trong chế độ mới. Hơn nữa hiện nay tôi là công nhân viên nhà nước.  
                                                               ooo
 Lúc bấy giờ hiệp sĩ Thu mới vỡ lẽ:
- Trời đất quỷ thần ơi! Anh đã báo hại cả đám này lỡ chuyến tàu ra khơi rồi ông Tướng ơi! Thật là đáng tiếc quá anh bạn ơi! Chúng tôi cứ ngỡ anh là công an hay an ninh chìm hay bộ đội biên phòng đang rình rập, theo dõi, truy nã, bắt bớ bọn người vượt biên này.
   Thật là xui xẻo.Thật là chán ngấy ông thần cản mũi kỳ đà ơi! Đúng là cái số không may nên xui khiến đám người  đi tìm tự do của chúng tôi gặp chuyện gì đâu, làm lỡ cuộc ra đi đêm hôm nay. Đúng là số đen bỗng nhiên đến gõ cửa, cản trở chuyến đi xa. Làm tiêu tán hết mọi thứ. Mất hết hết hành lý và xăng dầu chưa kịp di chuyển xuống ghe.
   Thu cũng không rõ sau này Hào có đi trót lọt sang bến bờ tự do hay không. Y đã báo hại cha con ông Đình và Thu cũng nhiều người khác tổ chức cuộc vượt biên đêm hôm đó đã bỏ lỡi dịp may hiếm có để lên thuyền ra khơi. Sáng hôm sau, đám công an xuống bãi biển thu dọn chiến lợi phẩm như xăng dầu, gạo cá khô. mắm muối, đồ đạc, hành lý...của người vượt biên bỏ lại trên bãi cát còn ẩm ướt sương đêm. Họ đã bỏ của chạy lấy thân.
  Buổi sáng ngày hôm ấy, hai chú cháu đón xe đò về lại PR. Khi về tới nhà thì trời đã sáng tỏ. Hai người liền vội vã chuẩn bị đi làm cu li, chặt cây như thường lệ trong Dinh Tỉnh Trưởng cũ, nay là khu tỉnh ủy Thuận Hải. Cũng may là không ai biết việc họ đã lỡ chuyến vượt biên đêm hôm qua. Thế lá từ đó mộng ra đi tìm tự do nơi đất khách quê người cũng tiêu tán đường. Cũng nguội tàn theo mây khói. Riêng Thu cũng không có dịp nào thực hiện ước mơ ôm ấp trong lòng. Những cái không may cứ xảy ra ngăn cản Thu lên thuyền ra khơi thành công. Thật là chán ngấy! Đúng là cái số của chàng ta không xuất cảnh ra nước ngoài được, thưa bà con ạ! Anh ta cũng có khiếu về văn chương chút chút. Khi buồn bã thất vọng, anh ta ngâm khe khẻ “ Em ơi! Nếu mộng không thành thì sao? Bao giờ ta mới ngọt ngào giấc mơ?”
     “Nhiều lần toan tính vượt biên
       Bao nhiêu công sức, bạc tiền đổ ra.
       Chập chùng, gió cuốn, nước sa    
       Thần May biền biệt, la đà buốn so.”
Sau đó, Cô An và Chú Đình cùng các con ra đi xuất cảnh theo điện cựu tù nhân chính trị. Diện HO. Thu muốn xuất cảnh ra nước ngoài. Muốn sang định cư tại Xứ Cờ Hoa. Mơ ước được sinh sống tại Vùng Đất Hứa, quốc gia giàu mạnh, tự do dân chủ nhất hành tinh này. Tuy nhiên ước mơ chỉ nung nấu trong lòng, chưa có cơ hội thực hiện được. Chàng ta vốn là một tín đồ Công Giáo ngoan đạo. Anh này có niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, anh ta vẫn tin vào hồn ma bóng quế hay ma quỷ, thánh thân. Tin vào bói toán, tử vi... Tin có cõi âm. Tin có linh hồn.Anh ta đã có dịp chứng kiến linh hồn người chết nhập vào xác người phàm tục ở thế gian. Thật vậy, Thu có người bà con bị chết vì tai nạn xe cộ lưu thông. Người này bị chết oan, nên linh thiêng ghê lắm! Anh ta cứ hiện hồn về cõi trần gian, nhập vào xác một người bạn. Bà xã của kẻ quá cố  là một phụ nữ còn trẻ trung, duyên dáng, hương sắc mặn mà. Vì vậy có nhiều nam nhân, thanh niên chưa vợ hay những gã sồn sồn theo tán tỉnh người sương phụ trẻ đẹp này. Ông chồng từ âm cảnh biết được ghen tuông vô cùng. Vì vậy kẻ quá cố, linh hồn cứ lai vãng, nhập vào xác bạn. Y nổi ghen bà vợ dài dài. Cuối cùng bà này phải nhờ Thầy Pháp trấn bùa ngãi mới êm xuôi.  
     Riêng Thu cứ nhờ các thầy tướng số như tử vi, coi chỉ tay, coi chữ ký... xem hộ cho mình môt quẻ về làm ăn, tương lai, hậu vận, nhất là con đường xuất ngoại như thế nào. Một thầy tướng số nổi danh về Khoa Coi Chỉ Tay ( Palmistry hay Chiromancy, tiếng Anh)  đã cầm tay Thu xem kỹ và tuyên bố như sau:
 - Ông không có tướng xuất cảnh.Nhưng ông có cơ may đi du lịch ở xứ người.
     Xin trở lại việc đứa em họ, con bà Cô. Lúc ấy, thằng Khanh đã hứa hẹn giúp Thu xuất cảnh du lãm Hoa Kỳ. Khanh nhìn ông anh họ, đề nghị:
 - Anh Thu ơi! Anh nên đi du lịch nước Mỹ đúng 6 tháng thôi. Rồi sau đó, anh hãy trở về lại VN. Tôi sẽ bảo lãnh anh sang Hoa Kỳ lấn thứ hai, cũng 6 tháng nữa, anh lại về VN để giử uy tín ( Credit). Sau này tôi sẽ bảo lãnh anh đi Mỹ lần thứ ba, 6 tháng nữa. Lúc bấy giờ tôi sẽ có cách bảo trợ anh ở luôn tại nước Mỹ, anh nhé!
Nghe người em họ hứa hẹn, khuyên nhủ như thế, Thu  rất là vui sướng và hy vọng vào tương lai tốt đẹp của mình, do người em họ thông minh, lanh lợi, khôn khéo tận tình giùp đỡ.  Hiện tại Khanh có tiệm Grocery. Khanh cũng làm nghề địa ốc chuyên xây cất nhà cửa ở thành phố Baton Rouge, LA . Anh ta trở nên giàu có vô cùng. Người em họ này có khả năng giúp đỡ Thu nhiều thứ trong tương lai. Biết đâu mộng ước của Thu sẽ hiện thực sau này. Thu rất mê xứ sở Hoa Kỳ giàu mạnh, tự do, dân chủ vào bậc nhất thế giới ngày nay. Tương lai của đời Thu chưa biết sẽ đi về đâu. Tuy nhiên nghe em họ nói thế anh ta rất lạc quan yêu đời. Sống là hy vọng. Hy vọng để mà sống.Phải không, thưa bà con cô bác?  
  Hiện nay, Thu vừa buớc qua tuổi “ Ngũ thập tri thiên mệnh” Mới có tròn trèm năm bó. Sức khỏe còn tốt. Anh chảng  cảm thấy trong mình còn đầy một bầu nhiệt huyết. Còn tương lai. Cỏn nhiều hy vọng tốt đẹp ở ngày mai tươi sáng. Khi nghe cậu em bà còn nói thế, Thu như mở cờ trong bụng. Tự  nhiên anh cảm thấy lòng mình gơn lên một cảm giác thích thú vô củng. Anh nghe niềm hạnh phúc dâng lên rào rạt trong tim. Thu ngước nhìn lên cao, rồi thành tâm cầu nguyện khe khẻ:
   -Lạy Chúa! Con xin hồng ân của Chúa! Xin Chúa hãy ban phúc lành cho con được toại nguyện mộng ước ôm ấp trong lòng bấy lâu nay.
     Thu mỉm cười hài lòng. Anh cảm thấy lạc quan yêu đời chi lạ. Chàng hoan hỷ nhớ đến lời nói của một nhà văn từng đoạt giải thưởng văn chương Nobel năm rồi:
“ Một mơ ước rất mãnh liệt thường được Trời và nhiều điều giúp mình thành công, toại nguyện trong tương lai.”
  “ Cao xanh không phụ lòng người” như ông bà ta cũng thường nói thế.
  Ông Thu nghĩ đến ngày mai là thấy lòng mình tự tin, vui vẻ, lạc quan. chúa chan hy vọng và hạnh phúc vô củng. Cứ hy vọng để mà vui sống qua ngày đoạn tháng trong cõi dời vốn vô thường giả tạm, nhiều khổ đau và hệ lụy này, phải không, Kính thưa quý vị?

                                 HẢI MINH    
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân