TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vài điển tích trong bài nhạc Ngọc Lan
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vài điển tích trong bài nhạc Ngọc Lan

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
buihongloan
Niên Khóa 1970-1975


Ngày tham gia: 01 Aug 2008
Số bài: 488

Bài gửiGửi: Thu Jun 10, 2010 10:03 pm    Tiêu đề: Vài điển tích trong bài nhạc Ngọc Lan

Sóng Việt sưu tầm và biên soạn

Lời mở đầu.

Sau khi bài viết Mối Tình Học Trò của tác giả Nam Minh Bách nói về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và nguyên do sự ra đời của bản nhạc Ngọc Lan của Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước thì có một số thư trên các diễn đàn bàn về ý nghĩa lời bản nhạc. Mục đích của bài viết ngắn này không bàn về lý do hay nội dung tuyệt diệu của bài nhạc mà chỉ bàn về ý nghĩa và xuất xứ  của một vài điển tích mà Nhạc sĩ Duơng Thiệu Tước đã nhắc đến trong bài.

Ngọc Lan

Ngọc Lan, dòng suối tơ vương,
mắt thu hồ dịu ánh vàng
Ngọc Lan, nhành liễu nghiêng nghiêng,
tà mây cánh phong, nắng thơm ngoài song
Nét thắm tô bóng chiều, giấc xuân yêu kiều, nền gấm cô liêu
Gió rung mờ suối biếc, ý thơ phiêu diêu
Ngón tơ mềm chờ phím ngân trùng, mạch tương lai láng (1)
Dáng tiên nga, giấc mơ nghê thường lỡ làng
Ngọc Lan, trầm ngát thu hương,
bờ xanh bóng dương, phút giây chìm sương
Bông hoa đời ngàn xưa tới nay
Rung nhạc đó đây cho đời ngất ngây
Cho tơ trùng đàn hờ phím loan (2)
Thê lương mây nước, sắt se cung đàn
Ôi tâm hồn nghệ sĩ chìm trong sương thắm
Nhớ phút khuê ly, hồn mê tuyết hoa Ngọc Lan (3)
Mờ mờ trong mây khói, men nồng u ấp,
duyên hững hờ dần dần vương theo gió
Tơ lòng dâng bao cùng thương nhớ...

Xin đuợc bàn về điển tích ba chữ mạch tương, phím loan và phút khuê ly

1-Mạch tương
Mạch tương, nước mắt.
Đây là một điển cổ, xuất phát từ truyện hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh khóc vua Thuấn. Tục truyền rằng vua Thuấn tuần thú phương Nam, bị mất ở đất Thương Ngô, là một quận của tỉnh Quảng Tây về sau. Hai bà vợ là hai chị em ruột cùng khóc chồng đến chảy máu mắt trên bến Tiêu Tương. Người đời sau có lập đền thờ hai bà tại Đông Tương và kể rằng giọt lệ hai bà rỏ trên bờ trúc ven sông làm trúc nổi vân thật đẹp. Từ đó về sau, trúc mọc trên bờ Tiêu Tương nổi tiếng có vân quý và nước mắt đàn bà mới gọi là mạch tương.
 
Truyện Kiều có câu:
"Vâng lời khuyên giải thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đã dàu mạch tương".
(Câu 237, 238. Kiều sau giấc mơ thấy Đạm Tiên)
 
Là danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong hội họa và thi ca Trung Hoa, Tiêu Tương thực ra là khúc hai con sông Tiêu và Tương hợp nhất, thuộc tỉnh Hồ Nam . Sông Tương phát nguồn từ Dương hải sơn ở tỉnh Quảng Tây, chảy ngược lên Hồ Nam qua huyện Trường Sa và rót vào Động Đình Hồ. Vì trúc Tiêu Tương có vân đẹp nên thợ khéo tỉnh Hồ Nam hay đến sông này mua về làm mành. Và cũng vì xuất xứ bi thảm của sông Tương, chữ mành tương là chỉ tấm màn cách trở tình yêu, và sông Tương chỉ sự chia ly, nhung nhớ.

Mành tương phơn phớt gió đàn
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình."
(Câu 255, 256. Kim Trọng tương tư Kiều)

Sông Tương còn là điển tích từ mối tình buồn giữa Lương Ý Nương và người anh con cô con cậu là Lý Sinh, thời nhà Chu, đời Ngũ Quý. Mối tình vụng trộm của họ bị phát giác và ngăn cản, Ý Nương bị nhà đẩy xuống phía Nam sông Tương, Lý Sinh ở mạn Bắc. Lương Ý Nương hớp từng hụm nước sông mà nhớ đến người tình trên đầu nguồn, và làm bài thơ nói về sông Tương dù sâu cũng còn có đáy chứ nỗi nhớ nhung của nàng thì bất tận.
 
"Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để Tương giang bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn.
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy"

(Người bảo sông Tương sâu
Chưa bằng lòng mong nhớ
Sông sâu còn có đáy
Lòng nhớ lại không bờ
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà không thấy
Cùng uống nước sông Tương).

Cũng như trong câu 365-366 của Kiều, Nguyễn Du đã viết:
 
"Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia."
(Câu 365, 366. Tâm trạng Kim, Kiều)
 
2- Phím loan.
Ngoài câu

Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan,
 
trong Kiều (câu 723-726) có câu:

Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp nối tơ thừa mặc em

Ý nghĩa của chữ Phím loan trên internet có nhiều văn bản giải thích như sau:
 
Chữ loan trong phím loan xuất xừ từ chim loan mà ra.
 
Loan trong phím loan bắt nguồi từ chữ loan giao = Keo chế từ máu chim loan, tương truyền nối được dây cung đứt.
Theo Bác Vật Chí : Thời Hán Vũ đế, nước Tây Hải có người đem dâng 5 lạng cao. Vua cho đem cất vào kho, còn thừa nửa lạng sứ thần nước Tây Hải mang theo người. Sứ thần theo Vũ đế đi săn bắn ở cung Cam Tuyền. Dây cung vua đứt, các quan định thay, sứ thần Tây Hải xin lấy keo loan nối lại. Nối xong, vua sai lực sĩ kéo mỗi người một đầu dây nhưng vẫn không việc gì. Sứ thần Tây Hải nói cung có thể bắn suốt ngày mà dây không đứt. Vua lấy làm lạ lắm, nhân đó đặt tên là "Tục huyền giao" (Keo nối dây cung).
 
"Keo loan" do chữ "loan giao" là một thứ keo chế bằng máu chim loan (phượng máu).
Sách "Hán Võ ngoại truyện" có chép: đời nhà Hán, triều Hán Võ Ðế (140- 87 trước C.N.), dây cung đem ra căng bắn thường bị đứt. Bấy giờ miền Tây Hải có đem sang cống một thứ keo chế bằng máu chim loan gọi là loan giao, có tác dụng nối chắc dây lại. Nhờ đó mà bắn được suốt ngày. Võ Ðế mừng lắm, đặt tên thứ keo đó là "Tục huyền giao" tức là keo nối dây cung.
 
"Hán thư" cũng có chép chuyện.
Vua Võ Ðế truyền phu nhân Câu Pha đánh đàn. Nàng vặn trục so dây, tiếng đàn trỗi lên lảnh lót... Nhưng giữa chừng dây bỗng đứt.

Nàng khóc, nói:

- Giữa lúc đàn đương ngon tiếng mà dây đứt ắt điềm gở

Nhà vua an ủi:

- Dây đứt nhưng có thể nối lại được, có gì mà gở.

Ðoạn sai người lấy keo loan chắp lại.
 
Lời bàn: Nếu keo loan hay cao chim loan là cao do nấu với xương cốt của chim loan mà thành (chứ không phải máu loan) thì có lẽ có ý nghĩa hơn là máu chim loan, vì nếu ai có dịp sờ chất cao thì thấy luôn luôn có chất dính làm dính tay (Sóng Việt).
 
Cao là gì? Cao là chất liệu cô đặc của xương cốt thí du như cao ban long, cao hổ cốt.
Cách nấu cao: Nấu cao tức là nấu vật liệu sau khi tẩy khử những tạp chất (như thịt, mỡ, tuỷ bám vào xương) bằng lửa cao vừa phải trong nhiều thời gian để tinh túy tan ra, mức nước sôi cạn thì phải canh chừng châm vào. Nấu cao bằng vạc hay chảo đụng lớn. Nước cốt được múc ra thành nhiều đợt, từ đậm rồi lạt từ từ  để cuối cùng cô những mẫu nước cốt  lại thành cao đặc .  Đợt Nước cốt này được múc ra thì lại được châm nước sôi mới vào làm đợt khác. Giai đoạn cô cao phải canh chừng lửa vừa phải kẻo bị cháy nồi hỏng toàn mẻ cao. Ngày xưa, không có đồng hồ thì phải đốt nhang mà tính thời gian.  Đại khái thì nấu cao hổ cốt, ban long, qui bản là như vậy. Ngày xưa, không có giấy bóng, người ta dùng lá chuối khô để gói sau khi cắt miếng rồi cân lượng, ghi nhãn bằng một vuông giấy hồng điều. (theo tài liệu trên internet)
Về thành phần hoá chất, những khảo sát thực nghiệm về cao hổ cốt cho biết cao hổ cốt chứa các chất sau: collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonate, magnesium phosphate, kalium carbonate - nhưng collagen là hoạt chất chính. Gelatin của  Hổ cốt chứa 17 amino-acid. (theo tài liệu trên internet)
Vậy chất keo loan hay cao loan có lẽ chế bằng xương cốt mà không phải là máu chim loan (?) và đặc tính dính của keo loan do collagen mà thành (chính người viết ngày còn nhỏ rất nhỏ đã nhìn những miếng cao mầu nâu đậm xắt hình chữ nhật của bà nội).
Trong Chinh Phụ Ngâm bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm có câu
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. (câu 207)
Sợ làm đứt dây uyên ương (dây uyên kinh đứt) vì có thể báo hiệu điều không may của tình cảm đôi lứa; sợ cây đàn chùng dây (phím loan ngại chùng) gợi lên điều không may mắn của lứa đôi đang xa nhau.
 
Sự tích keo loan là như thế.
 
3- Khuê ly
Hai chữ khuê ly đuợc nhắc đến trong Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn
Chinh phụ ngâm (征婦吟, khúc ngâm của người chinh phụ), còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲) là tác phẩm thơ của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và đuợc bà Đoàn Thị Điểm dịch ra cùng thời và về sau có thêm người dịch ra thơ Nôm.
 
不 勝 憔 悴 形 骸 軟  
始 覺 睽 離 滋 味 酸 (câu 291)
Bất thăng tiều tụy hình hài nhuyễn
Thủy giác khuê ly tư vị toan
(Chinh Phụ Ngâm/Đặng Trần Côn )
 
Khuê ly trong câu 252/412 trong bản chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm
Khuê ly mới biết tân toan dường này.
Trong câu này chính bà Đoàn Thị Điểm cũng vẫn dùng chữ Hán nôm: Có chia lìa ngang trái thì mới biết đau xót cay dắng đến mực nào.
 
 
睽 Khuê: ngang trái
離 Ly: lìa tan chia rẽ
辛 Tân: cay đắng nhọc nhằn
酸 Toan: đau xót, mủi lòng
 
Nhớ phút khuê ly: nhớ phút chia lìa ngang trái.
 
Kết luận.
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước tài cao, kiến thức rộng, sự phong phú tư tưởng cùng dùng nhiều điển tích trong bài nhạc Ngọc Lan làm người viết những hàng chữ này đã nghĩ phải chăng ông thấu triệt điển tích và mang vào bài nhạc do am tường văn chương chữ Hán mà không nhất thiết dựa theo điển tích đã dùng trong những tác phẩm trước đó ? Và độc giả do quen thuộc với những tác phẩm văn học như truyện Kiều và Chinh Phụ Ngâm nên đã có ngay một sự liên tưởng không tránh được?
 
Sóng Việt Đàm Giang
05 June 2010


Được sửa bởi buihongloan ngày Fri Jun 11, 2010 8:51 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
buihongloan
Niên Khóa 1970-1975


Ngày tham gia: 01 Aug 2008
Số bài: 488

Bài gửiGửi: Fri Jun 11, 2010 12:54 am    Tiêu đề:

Thưa quý vị độc giả đọc bài này.

Bài viết hay đã vậy,còn thâm thuý sâu sắc của nho nhã văn chương điển tích văn hoá nữa.
Các giáo sư việt văn xưa rất thành thạo điển tích, nhưng viết như thế này, chính là nghiên cứu,
khảo cứu văn chương cổ xưa. Mấy thầy giáo bây giờ ờ cấp trung Học chắc không sánh nổi
đâu. Hôm nọ, Thăng cao Nguyễn cũng góp ý sơ với bài Ngọc Lan đăng cách dây 2 tuần. Nhưng
chỉ nói sơ qua thôi, vì có chữ Phím Loan. Hôm nay,đọc bài này thấy thích thú quá. Không ngờ
đến nay vẫn còn những kiến thức uyên thâm như bài này, thật quý hoá quá cho văn học VN.
Tiếc rằng, những kiến thức này, mấy bạn tuổi trẻ ngày nay mấy ai  thích đọc, thích nghiên cứu.

Xin góp ý thêm tí nha. Máu loan là máu của con chim Loan [Đực] chứ không phải máu của
con cái [Phượng], mặc dầu cùng giống, cùng họ gà. Trời sinh ra như thế, chứ máu gà trống,
gà mái đều không nấu cao mà dán phím đàn được, mà đánh tiết canh cũng không dễ đông
coagulée như tiết canh vịt, chứng tỏ máu Loan Phượng là loài chim đặc biệt, có tính thần thoại
nữa, mà văn chưong Tầu viết nên cho thi hoá chăng. Chứ cao nào thì cao, dính như cỡ super glue
magic shot, bây giờ cũng không nối nổi giây cung giây đàn, chỉ có dán phím thì được.

Vậy đôi lời góp ý để gọi là hưởng ứng bài viết hôm nay, hay quá cho lứa tuổi học trò 60 năm về trước.
Cám ơn TV/YHGRPS và TNS, thế mới là tinhthần  thơ văn. Bài này lại kèm thêm chữ nho, thật hết ý.

Lại xin thêm tí chút chữ nho:
Tân = Cay;
Khổ = Đắng;
Toan = Chua;
Cam = Ngọt

Nên mới có những từ ngữ như tân toan, tân khổ, để chỉ nỗi đau của cuộc đời đắng cay chua sót.Còn khổ qua = dưa đắng, mướp
đắng; cuờng toan = nước acid; vị toan = nước chua dạ dầy bao tử v.v thì không văn chương tí nào vậy xin ngừng.

Cám ơn anh Việt Hải và quý vị TV/TNS đã đọc.

Nguyễn Cao Thăng
6/6/10
Về Đầu Trang
tadao



Ngày tham gia: 27 May 2010
Số bài: 21

Bài gửiGửi: Fri Jun 11, 2010 11:33 am    Tiêu đề:

tác giả sử dụng email giả, xin liên lạc với ban quản trị xuất trình email thật, bài viết sẽ xuất hiện trở lại.

Annie
Về Đầu Trang
buihongloan
Niên Khóa 1970-1975


Ngày tham gia: 01 Aug 2008
Số bài: 488

Bài gửiGửi: Fri Jun 11, 2010 5:52 pm    Tiêu đề:

tadao đã viết :

Theo tác giả Cao Thăng (hay Hồng Loan ghi lộn?), loan là con chim đực và phượng là con chim cái. Tà Đạo nghe trái khoáy vì đám ma giáo có câu ca dao rất đú đởn:


Kính thưa anh Tà Đạo,

Bài viết của bạn bè gửi đến, thấy hay nên Loan cắt (cut) và đăng (paste) nguyên văn vào diễn đàn, nên chắc phải hỏi tác giả Nguyễn Cao Thăng có viết lộn hay bạn của Loan có chép lại lộn không?

Đọc bài của anh Tà Đạo viết và dẫn chứng điển tích rất hay, rất thú vị, cám ơn anh Tà Đạo nhé. Thật ra Loan cũng rất thắc mắc là ngày xưa đọc sách, Loan cũng nghĩ Loan là con chim mái và Phượng là con chim trống, nhưng lúc đọc bài viết này thì lại không biết mình hiểu có đúng không? Hy vọng sẽ được đọc thêm nhiều bài viết thú vị của anh Tà Đạo.

Còn điển tích "Bùi Hồng Loan" thì do Ba Mẹ mà ra, nghe Ba Mẹ nói coi giờ sinh có ngôi sao nào đó chiếu mệnh, nhưng Ba Mẹ giờ không còn nữa, nên đành chịu thua thôi, không biết hỏi ai...
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân