TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sat May 22, 2010 1:25 am    Tiêu đề: Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp

[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=Le2BNOH-sUc[/youtube]

Pháp luân chiếu minh
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=5CF-FQpWdGM&feature=related[/youtube]]

Nguyện - Pháp soi hồn
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=IcVaSaA7Ugw&feature=player-embedded#![/youtube]

Phương Pháp Công Phu
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=BihYXegyEJw&feature=related[/youtube]

Xã thiền
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=L5-igVs9WMA&feature=player-embedded[/youtube]



10 Điều Thực Hành Tâm Đạo

Điều 1: NHỊN NHỤC VÀ CẦN MẪN

Nhịn nhục là mình phải mở tâm, nhường cho tất cả mọi người và cần kiệm, mẫn cán, làm việc siêng năng không chán nản.

Điều 2: DỨT KHOÁT THẤT TÌNH, LỤC DỤC

Không nghĩ đến sự động loạn gia cang. Nếu chúng ta dứt khoát thất tình, lục dục thì nhiên hậu chúng ta mới cứu được Cửu Huyền Thất Tổ. Nếu hướng một, bỏ hai là tu hoài không tiến. Chúng ta hướng thẳng về tâm Phật, tâm Thượng Đế, lớn rộng, đại gia đình chúng sanh. Lúc nào cũng vui vẻ. Giải tỏa những sự phiền muộn lôi cuốn trong ngũ tạng và lục phủ của chúng ta.

Điều 3: THA THỨ VÀ THƯƠNG YÊU

Bất cứ một ai phạm lỗi đến chúng ta thì chúng ta phải giàu lòng tha thứ và thương yêu. Vì sao? Vì hồn ta bất diệt thì hồn người cũng bất diệt. Chúng ta phải thấy rằng đồng chung huynh đệ, mở thức công bằng, thương yêu và tha thứ. Lắm lúc chúng ta làm sai cũng mong được người tha thứ. Vậy người làm sai có mong chúng ta tha thứ hay không? Chúng ta nên tha thứ và xây dựng.

Điều 4: NUÔI DƯỠNG TINH THẦN PHỤC VỤ TỐI ĐA

Bất cứ việc gì chúng ta làm, phải làm cho tận tình, nghiên cứu tới đích. Vì thức của phần hồn là vô cùng, không phải ngưng tại chỗ mà luôn luôn tiến hóa. Cho nên chúng ta phải làm việc vô cùng. Chúng ta đang mang xác phàm và đang làm việc đây, không có giờ ngừng nghỉ thể hiện trong trí óc của chúng ta. Rồi tình đời: Tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục xuất hiện liên tục trong trí óc của chúng ta. Còn về tâm đạo, chúng ta có ý niệm và thấy rõ Nguồn cội. Chúng ta luôn luôn nghĩ và hướng về con đường trở về Nguồn cội thì lúc nào chúng ta cũng không rảnh rỗi và chúng ta đang ở trong chu trình tiến hóa đi lên và trở về căn bản thanh tịnh ở bên trên. Lúc giáng trần, thanh tịnh bị rớt xuống thế gian động loạn, cũng không khác gì con người rớt xuống giếng thì phải bình tĩnh, lần lần mới leo lên mặt giếng được. Đi về nó khó hơn đi xuống. Xuống chỉ nhảy xuống mà thôi. Về thì phải khó hơn. Lấy cái gì để chứng minh. Chúng ta lúc còn trẻ thơ thì đem cái KHÔNG đến đây thôi mà bây giờ động loạn, nói cái gì thì tranh chấp cái nấy. Động loạn càng động loạn thêm. Cho nên, chúng ta phải dứt khoát để trở về căn bản lúc chúng ta giáng lâm là KHÔNG, vô tư. Lúc nào cũng vui vẻ và lấy từ điển để hòa với tất cả mọi người. Ở thế gian này không có đứa bé nào mà không có người thương mến. Vì thế, chúng ta phải trở về với căn bản đó, mong ra cứu vớt được cho chính mình và ảnh hưởng cho những người kế tiếp.

Điều 5: BỐ THÍ VÀ VỊ THA

Lúc nào chúng ta cũng lo tu để gom điển, sự thanh tịnh của chúng ta và ban rải chơn lý cho tất cả mọi người để cho họ thấy rõ đường đi, kêu bằng bố thí và vị tha. Lúc nào xác phàm này gặp gì trở ngại của thế gian, chúng ta phải tận tình giúp đỡ với khả năng sẵn có của chính ta.

Điều 6: ĐỐI ĐÃI THỰC TÂM VÀ LỄ ĐỘ

Lúc nào chúng ta cũng đối đãi với bạn đạo với nhơn loại đều luôn luôn thực tâm. Không cần phải dối trá. Không cần phải dấu diếm. Không cần phải láo xược. Chúng ta bình tâm nói thẳng; như vậy là đúng theo Thiên ý và lễ độ.

Điều 7: SỐNG TẠM ĐỂ CỨU ĐỜI, KHÔNG PHẢI ĐỂ HƯỞNG THỤ

Chúng ta đã ý thức được cái xác này được cấu trúc bởi siêu nhiên mà có. Thì chúng ta đang sống trong định luật: sanh, lão, bệnh, tử và khổ. Chỉ tạm mà thôi. Chớ không phải để hưởng thụ. Nếu chúng ta hưởng thụ được thì chúng ta đâu có bỏ xác. Một ngày nào, chúng ta thấy rõ là chúng ta phải bỏ xác ra đi. Chúng ta đi bằng cái gì? Đi bằng cái HỒN. Cho nên, chúng ta ngày hôm nay lo tu, nuôi dưỡng cái HỒN để thăng hoa. Còn cái xác là tạm mà thôi. Nhưng mà xác là phương tiện để cứu đời, chớ không phải ở thế gian để hưởng thụ. Hưởng thụ là tự sát đó thôi.

Điều 8: GIỮ TÂM THANH TỊNH BẤT CỨ TRƯỜNG HỢP NÀO XẢY ĐẾN

Bất cứ trường hợp nào xẩy đến, lúc nào chúng ta cũng giữ sự thanh tịnh, phẳng lặng. Mọi sự ồn ồn, ào ào rồi nó cũng sẽ trở về KHÔNG, đâu sẽ vào đấy. Chúng ta chỉ giữ như vậy. Rốt cuộc rồi sẽ giải quyết xong. Các bạn thấy rõ: mưa, gió, bão bùng nguy hiểm. Rốt cuộc rồi đâu cũng vào đấy. Những đại sự mà cho chúng ta thấy rõ đã dìu dắt tâm thức của chúng ta tiến hóa mà thôi.

Điều 9: QUÊN MÌNH, TRÌ NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Chúng ta luôn luôn nhớ niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT để cho Thượng, Trung, Hạ quy nhứt và thức HÒA ĐỒNG càng ngày càng mở rộng trong sự thanh nhẹ và từ ái. Đó là nguyên lý của NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hòa hợp với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ của cả Càn Khôn, Vũ Trụ hiện tại.

Điều 10: HÒA TAN TRONG KHỔ, MƯU CẦU SỚM THỨC TÂM

Ta phải hòa tan trong sự khổ hiện tại. Thiếu thốn các phương tiện: đó là khổ; nhưng chúng ta chấp nhận thì không còn sự thiếu thốn nữa. Kêu bằng hòa tan trong khổ là chấp nhận, mưu cầu sớm thức tâm. Càng ngày càng hiểu được nguyên lý. Sống đơn giản cũng sống tại quả địa cầu. Sống phức tạp cũng sống tại quả địa cầu này. Nhưng mà người tu mới có cơ hội hiểu được điều này và thức tâm thấy rằng: Đời là tạm. Đời là bãi trường thi. Chúng ta đến thế gian để học rồi phải ra đi, chứ không có ai vĩnh viễn ở thế gian được. Cho nên, muốn tu để trở nên một vị Bồ Tát phải nuôi dưỡng mười điều này và thực hành hằng giờ, hằng phút, hằng khắc của chính chúng ta và chúng ta sẽ trở nên một món quà quý của xã hội ở tương lai. Trong thời gian các bạn thực hành ở đây rồi tương lai, các bạn sẽ đi các nơi để ảnh hưởng những người khác, không ngoài sự thực hành. Nếu thiếu thực hành là không có kết quả.

Thành thật cảm ơn sự lưu ý của các bạn.

(Trích lời Thiền Sư Lương Sĩ Hằng - Vĩ Kiên.)


Được sửa bởi DIEU HUYEN ngày Sun May 23, 2010 11:04 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sun May 23, 2010 9:54 am    Tiêu đề:

Truyền ThôngThiền Vô Vi

của Minh Khải

Khi còn đọc chuyện kiếm hiệp, tôi thường biết để chống lại những mệt mỏi mang đến sau một cuộc chiến đấu sống chết, các nhân vật trong chuyện thường ngồi tham thiền nhập định để lấy lại sức hoặc các vị tôn sư của môn phái cũng thường bế quan tham thiền nhập định có định kỳ để trau dồi sức của mình. Lúc đó đọc thì đọc vậy thôi, chớ Thiền đối với tôi cái gì xa xăm và mơ hồ lắm. Nhưng không ngờ cơ duyên run rủi tôi đã đi vào Thiền và đã thấy cái hiệu lực của Thiền (tạm gọi là Dưỡng Sinh) để chống lại những mệt mỏi trong ngày và đem đến cho mình luồng sinh khí (energy) mới.

Bài viết sau đây chỉ trình bày Thiền theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp (PLVVKHHBPP) rất giản lược trên quan điểm sức khỏe hữu ích thông thường, cho những người chưa biết Thiền Vô Vi là gì, mà không đi sâu vào Tâm Linh hay Đạo Pháp hay Phương Pháp Công Phu.



I. Thiền Vô Vi là Thiền Việt Nam :

Phương pháp Thiền theo Vô Vi do cụ Đỗ Thuần Hậu (1883-1967) (tục gọi Ông Tư) tìm ra năm 1942 tại Việt Nam, sau một khoảng thời gian dài tìm đường học đạo. Và hiện nay đang được phát triển dưới sự hướng dẫn của Thiền Sư Lương Sĩ Hằng (pháp danh Vĩ Kiên, tục gọi ông Tám).

Phương pháp Thiền này có tên là Đời Đạo Song Tu, nghĩa là không bắt buộc người hành Thiền phải theo điều kiện gì, như ăn chay, cạo đầu hay không có gia đình...v.v. Đời sống vẩn bình thường và Thiền mỗi tối, thế là đủ, mọi việc lần lần nó sẽ tới tùy theo căn cơ.

Thực vậy khác hẳn các Pháp Thiền khác, Thiền Vô Vi đặt căn bản trên Điển Quang và có 3 Pháp (động tác) chính:

1.Soi Hồn : Mục đích của Pháp này là dùng nhân điện trong người đặt trên các hyệt Châm Cứu trên đầu để khai thông những nẻo hóc “lố bịch của thần kinh” làm giảm đi sự Sân Hận của con người. Trên quan điểm Đạo khi ngồi Soi Hồn là tập trung Tinh Khí Thần trong người lên bộ đầu để giúp cho khai mở trung tim bộ đầu là Thiên Môn.
2.Pháp Luân Thường Chuyển (PLTC) : Hay nôm na là Thở ngồi. Mỗi ngày chúng ta đưa vào người biết bao nhiêu kí lô thực phẩm, mà từ bao nhiêu năm nay, nên trong cơ thể chúng ta nhiều Trược hơn là Thanh. Phương pháp Thở này khác hơn Thở bình thường là chúng ta Thở bằng bụng chớ không bằng phổi theo thông thường. Nhờ vậy số lượng dưỡng khí vào người sẽ nhiều hơn, kích thích sự hoạt động của ngũ tạng và loại dần những chất bã trong người và biến nó thành trong sạch (khứ Trược lưu Thanh). Trên quan điểm Đạo “Pháp Luân Thường Chuyển Huệ Tâm Khai”, sẽ đưa đến “con mắt thứ 3 thấy được những cái mà người thường không thấy”.
3.Thiền Định : Tập trung trí ý trên Đỉnh đầu hay giữa trung tâm chân mày để quy tụ luồng Điển trong nội tạng về đó. Khi ngồi Thiền, ông Tư dặn:


An Trí, an Tánh, an Thần
Chẳng lo, chẳng nghĩ, chẳng cần việc chi.


II. Lợi ích khi hành Thiền Vô Vi :

Có rất nhiều kết quả kỳ diệu về phương diện sức khỏe khi thực hành PLVVKHHBPP, nhưng chỉ kể những tổng quát thông thường.

1.Chống mệt mỏi : Khi mệt nếu áp dụng PLTC (Thở) các bạn sẽ hết mệt, vì số lượng dưỡng khí vào người sẽ nhiều hơn. Làm động tác này khoảng một thời gian, mặt mày các bạn sẽ tươi tắn, trẻ ra. Khi đứa trẻ sanh ra đã thở bằng bụng, bây giờ chúng ta quay về Thở như đứa trẻ, phải chăng là chúng ta đã ngược dòng thời gian để về thế giới không già?
2.Giảm Sân Hận : Soi hồn lâu ngày các bạn sẽ không còn Sân Si hay Uất khí nữa, vì luồng Điển trong người bạn sẽ làm thông các nẻo hóc Thần kinh bị nghẹt. Dĩ nhiên phải làm đúng huyệt đạo trên trán và trong lỗ tai.
“Người mới tu làm Pháp Soi Hồn để khôi phục Thần Lực đã bị mất trong ngày, vì làm việc, vì sinh hoạt chúng ta phải dùng tất cả khả năng sẵn có của chính mình để đổi lấy đồng tiền chén cơm, thì không thể nào không bị suy yếu thần kinh. Khi ta đi làm việc trở về, tập Soi Hồn là ta khôi phục lại chấn động lực của khối óc” (Thầy Tám).
3.Chống lại tạp niệm : Nhiều người nói rằng không ngồi Thiền được vì mỗi lần ngồi là tạp niệm cứ kéo nhau tới như đèn kéo quân, muốn xua đuổi cũng không được. Bởi vậy trước khi ngồi Thiền phải làm PLTC (Thở), nếu không thở trước sẽ rất khó Định. Định là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để chống lại Lo Lắng (Stress) hiện nay. Đời sống càng tiến bộ thì càng phức tạp, nếu không có những phương pháp bảo vệ Tinh Thần thì một lúc nào đó chúng ta sẽ bị khủng hoảng tinh thần.


III. Hoạt động Thiền Vô Vi :

Hiện nay Vô Vi có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới (Âu Châu, Bắc Mỹ, Úc Châu, Hồng Kông… và dĩ nhiên Việt Nam). Các Thiền Đường Vô Vi sinh hoạt vào sáng Chủ Nhật để chung Thiền.

Ngoài ra còn có những cơ hội lớn để các bạn đạo khắp nơi gặp nhau. Đó là Đại Hội Vô Vi, các khóa sống chung, hoặc Thiền Ca Vô Vi.

Các phương tiện Truyền Thông thì Vô Vi có :
- Tuần Báo Phát Triển Điện Năng (LED Weekly), tờ báo thông tin tu học nội bộ, phát triển hằng tuần qua hệ thống Internet.
- Đặc san Vô Vi: Những bài viết về Sinh Hoạt Vô Vi.
- Mạng lưới Vô Vi: Vô Vi có một trang trên mạng lưới (Website): www.vovi.org
- VVMC: Sản xuất về CD, Video Đại Hội, Video Thiền Ca, Cassette các tác phẩm của Đức Thầy hay các tác phẩm nhạc, dân ca, vọng cổ, Thơ về Thiền Vô Vi.



IV. Thầy Tám trả lời về Thiền Vô Vi :

Đức Thầy là người truyền pháp về PLVVKHHBPP hiện nay, Ông đã đi hầu như khắp nơi trên thế giới để quảng bá Đạo Pháp và thuyết giảng trên 5 ngàn cuốn băng cassettes. Dưới đây là những câu trả lời trích lại từ những buổi vấn đạo của Ông.

Hỏi: Chủ trương của Vô Vi là gì?

Đáp: Chủ trương của Vô Vi là tự thức, tự khai triển lấy chính mình, mở thức hòa đồng, hòa hợp với cả càn khôn vũ trụ, đi tới vô cùng.

Hỏi: Chúng tôi đã biết Ông đã có thực hành Pháp Lý Vô Vi một số năm. Phương Pháp ấy có gì hay mà Ông muốn để lại cho đời này?

Đáp: Tại sao tôi thực hành Pháp Lý Vô Vi? Là vì đời quá động loạn. Trong cuộc sống tôi từ nhỏ tới lớn, tôi thấy toàn là động loạn, tôi mới tìm qua phương pháp tu. Cho nên ngày hôm nay tôi với tuổi 70 (trả lời này cách đây 6 năm) tôi vẫn cảm thấy thanh tịnh. Tôi thấy đây là món quà quý của nhân loại, cho nên tôi mới đem lại những dấu tích mà tôi đã hành, đã được, để cho mọi người kế tiếp được giải tỏa những sự phiền muộn sái quấy trong nội tâm, nếu họ chịu hành sẽ cứu rỗi được nhiều người kế tiếp.

Hỏi: Xin cho biết ích lợi cụ thể của phương pháp này?

Đáp: Tôi thấy PLVVKHHBPP rất hữu íchvì đem con người tới thông minh và bàn cãi rõ rệt hơn. Nó hợp thức hợp thời, và bất cứ trào lưu nào cũng có thể phát triển được. Nó rất hữu ích, bởi vì con người tại thế mà không có sức khỏe, con người đó không làm gì được. Điều thứ nhất của chúng ta là tìm sức khỏe, và khi đạt tới sức khỏe rồi lại được cơ hội vun bồi tâm linh. Được cả hai, chứ không phải một. Chúng ta phát triển cả hai. Sau này sẽ sử dụng nhiều hơn và hợp thức hợp thời cho những người nào tin pháp này sẽ giúp đỡ quần chúng tiến hóa rõ rệt, căn bản hơn.

Hỏi: Làm thế nào để biết một pháp môn là chánh pháp?

Đáp: Pháp môn nào mà khứ Trược lưu Thanh (loại cái xấu, giữ cái tốt) là chánh pháp. Chúng ta mang cái thể xác trược ô, ăn uống cũng trược, độc tố đầy rẫy, pháp nào giải được thì pháp đó là chánh. Bất cứ cái pháp nào mà giải được độc tố trong người, trược ô trong người, cái đó là chánh pháp. Những pháp nào làm gia tăng trược ô, đó là tà pháp bị điều khiển bởi ngoại cảnh.

Hỏi: Vô Vi có phải là tôn giáo không?

Đáp: Vô Vi không phải là tôn giáo. Trong Không nó còn Không nữa mới là Vô Vi. Sự thanh nhẹ nó mới tiến tới vô cùng. Mọi người đều có trong óc, nguyên lý của cuộc sống của nhân sanh đều có.

Hỏi: Thiền là gì theo PLVVKHHBPP?

Đáp: Thiền là tự tạo sự quân bình tâm thức từ khối óc cho đến cơ tạng. Thiền nhiều tâm đời sẽ phẳng lặng. Trí sẽ sáng, tâm sẽ minh.

Hỏi: Vô Vi là gì?

Đáp: Vô là không, Vi là nhỏ nhất cũng không. Cho nên chúng ta am hiểu được nguyên lý của Vô Vi thì ở đời không có gì tranh chấp mà tạo khổ cho chính mình. Vô Vi là đi chỗ thanh nhẹ. Muốn biết rõ Vô Vi, nhìn mặt trời, nó không mà nó sáng. Cái Không từ bi của mọi người còn sáng hơn nữa, xác nhận rõ con người chế bóng đèn chứ bóng đèn không chế con người được.

Hỏi: PLVVKHHBPP có phải là pháp môn Thiền không?

Đáp: Đúng! Đó là pháp môn về Thiền, nhưng tại sao lại phải đặt cái tên dài như vậy, Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp?

Pháp Lý: Chúng ta đang lý luận cái gì cho nó rõ ràng. Vì những người đi tới cực độ rồi muốn tìm một lối thoát, phải lý luận cho rõ rệt cái việc đó. Coi có bị lường gạt không? Pháp Lý phải tròn trịa không bị méo mó.

Vô Vi: Đi tới không không. Trong cái Không mà nhỏ nhất cũng Không. Nhất trần bất nhiễm thì cái đường lối này có thể dẫn tới được không? Phù hợp với cơ tạng chúng ta đây không?

Khoa Học: Cơ tạng biến chuyển của cơ thể và tình trạng đương sinh hiện tại của cả càn khôn vũ trụ đang tiến hóa có thích hợp hay là không?

Huyền Bí: Căn bản của Thần Thức con người được cởi mở đi tới đích hay là không?

Phật Pháp: Thanh tịnh, hiểu mình không? Tìm ra ta không? Phật pháp là tôi tìm tôi, tìm ra ta.

Phương pháp này đi từ giai đoạn một; chứ không phải pháp môn này tôi đi một loạt 5 giai đoạn được. Pháp Lý để lập lại trật tự rồi từ lời nói ổn định, và phân tách càng ngày càng rõ. Cho nên những người mới vô tu càng ngày càng thắc mắc, thắc mắc để chi? Để tiến về Pháp Lý. Có thắc mắc mới có câu hỏi, mà có câu hỏi mới có thăng hoa. Những câu hỏi đó lập lại trật tự là mỗi giai đoạn Pháp Lý, lần lần tới Vô Vi: thấy con người thanh nhẹ không còn cái tôi, không còn tự ái, không còn độc tài, không còn ghen ghét nữa; nhứt trần bất nhiễm rồi, tâm lúc nào cũng thanh thản và cứu độ tất cả mọi người. Khoa Học là luôn luôn hợp thời, lời nói hợp thời, giải thích hợp thời, ăn uống, làm việc gì ai cũng thích cả. Huyền Bí Phật Pháp là lúc Thiền ta được giao cảm trong cảnh hư không đại định, biết mình tiền kiếp sái quấy như thế nào và dự định cho tương lai như thế nào.

Rõ rệt mình nắm từ giai đoạn để tiến hóa tới vô cùng. Cái Pháp này phải đi từ giai đoạn một. Bạn nào mới vô tu, muốn tu như ông Tám liền, không được. Ông Tám cũng đã phải khổ cực thực hành cái Pháp Lý trước, tới Vô Vi rồi Khoa Học, rồi chuyển qua Huyền Bí Phật Pháp.

Hỏi: Thiền khác với Tu ở chỗ nào?

Đáp: Thiền mới thực sự là tu. Chịu tự lập lại trật tự, Hạ, Trung, Thượng quy nhất. Còn cái kia, Tu mà chưa có tu, tu thiếu tu. Thiền mới thực sự là tu. Con người chịu khép mình trong trật tự và hòa tan trong trật tự cả càn khôn vũ trụ mới là đúng. Còn Tu dùng lý luận chỉ tạo thêm ý niệm thôi, chỉ mới bước tới một giai đoạn tu chứ chưa tu.
Minh Khải

Toronto, ngày 14/09/1999

_________________

Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sun May 23, 2010 11:02 am    Tiêu đề: Phương Pháp Công Phu

Phương Pháp Công Phu

Trong sáu tháng đầu, các bạn có thể chọn bất cứ giờ nào thích hợp tùy theo hoàn cảnh để luyện tập. Cần chọn nơi yên tĩnh để thực hành. Các bạn phải tập đều đặn các pháp theo thứ tự sau đây:

1.Niệm Nam Mô A Di Đà Phật
2.Soi Hồn
3.Xả thiền
4.Pháp Luân Chiếu Minh

CÁCH NGỒI

Ngồi trên một cái gối đặt trên thảm hoặc mền. Xếp chân phải trên bắp vế chân trái hoặc ngược lại. Ðầu giữ thẳng, rút cằm vô một chút xíu để đầu và xương sống thẳng một đường, lưng thẳng, hai tay kèm theo hông. Hai lòng bàn tay úp lại để trên đùi. Ngồi xoay mặt về hướng Nam.

Các bạn có thể chọn một trong những cách ngồi thích hợp với bạn:
1. Ngồi kiết già:
Chân phải trên đùi trái và chân trái trên đùi phải.
2. Ngồi bán già:
Chân trái trên đùi hay bắp vế chân phải và chân phải dưới đùi chân trái. Hoặc ngược lại.
3. Ngồi xếp bằng:
Hai chân xếp tự nhiên.
4. Ngồi trên ghế :

Ngồi thẳng không dựa lưng vào thành ghế. Hai bàn chân sát với nhau. Hai gót chân chạm với nhau. Nên mang dép hoặc chân để trên tấm thảm để tránh chân chạm mặt đất.

CÁC ĐỘNG TÁC CĂN BẢN
Khi luyện tập, lúc nào cũng giữ nguyên những động tác sau đây:

Co chót lưỡi lên nhè nhẹ chạm nướu chân răng hàm trên.
Răng kề răng, ngậm miệng lại.
Ðầu giữ thẳng, rút cằm vô một chút xíu.
Mắt nhắm trong ý nhìn thẳng từ trung tâm chân mày ra tới phía trước (chớ không phải châu hai con mắt nhìn giữa.)


1. NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Pháp Niệm Phật giúp gia tăng chấn động lực của thần kinh bộ óc, ổn định tinh thần, quân bình tâm thức.  
Ngồi nhắm mắt, đầu giữ thẳng, rút cằm vô, co lưỡi lên chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm, hai tay chắp trước ngực. Định tâm cho phẳng lặng, dùng ý thầm niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật trên sáu luân xa.
Nam.  Khi ý thầm niệm chữ Nam, chú ý tập trung ngay trung tâm hai chân mày.
Mô.  Khi ý thầm niệm chữ Mô, chú ý tập trung ngay trung tâm bộ đầu.
A.  Khi ý thầm niệm chữ A, chú ý tập trung ngay trung tâm hai trái thận.
Di.  Khi ý thầm niệm chữ Di, chú ý tập trung ngay trước giữa ngực.
Đà.  Khi ý thầm niệm chữ Đà, như là ánh sáng phát ra xung quanh bản thể, tất cả lỗ chân lông phát quang trong thanh tịnh.
Phật.  Khi ý thầm niệm chữ Phật, chú ý tập trung ngay về nơi rún.

Sau khi niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật trên sáu luân xa 3 lần như trên, thì hai tay vẫn chắp trước ngực và xá 3 cái, lưng vẫn giữ thẳng, không cúi lạy.

NGUYÊN LÝ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Niệm Nam Mô A Di Đà Phật (295 KB)  là để cho chấn động lực chuyển chạy toàn thân, giúp khai thông ngũ tạng, ngũ kinh, và giúp khai mở phần điển tâm trên bộ đầu.

Nam là lửa. Mô là không khí. A là nước. Di là phát triển. Đà là mầu sắc. Phật là linh cảm.

Nam thật phương Nam lửa Bính Đinh, phát điển ra ngay trung tâm hai chân mày. Nơi đó hai luồng điển chấu lại phát hỏa sáng ra.

Mô chỉ rõ vật vô hình. Khi chúng ta nhắm mắt thấy được cảnh ở bề trên.

A Nhâm Quý gồm thâu nơi thận. Là thủy điển tương giao nơi thận thủy, khi cái thận bất ổn ngủ không được, mà thủy điển tương giao là khỏe mạnh ngủ yên.

Di giữ bền 3 báu linh tinh khí thần. Tinh khí thần trụ hóa đi lên thì con người nó ổn định.

Đà ấy sắc vàng bao trùm khắp cả. Chúng ta thanh tịnh rồi từ quang phát triển ra châu thân, bảo vệ châu thân, ánh vàng bao trùm khắp cả.

Phật hay thân tịnh ở nơi mình. Biết chuyện mình để sửa tiến, ăn năn hối cải, sám hối tiến hóa thì con người mới được thanh nhẹ.

Nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật và cách niệm (20 MB)  được chỉ dẫn kỹ lưỡng trong một đĩa CD do Thiền Sư Lương Sĩ Hằng (Vĩ Kiên) hướng dẫn để người mới tập niệm theo cho đúng. Các bạn có thể tải xuống máy và làm CD Nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật (70 MB)  nếu muốn, hay liên lạc các địa chỉ (gần nơi bạn cư ngụ).

2. SOI HỒN

Sau khi niệm phật xong, hành tiếp pháp Soi Hồn như sau:

Vẫn trong tư thế ngồi, từ từ đưa hai cánh tay lên ngang vai. Dùng đầu hai ngón tay cái đút vào bịt kín hai lỗ tai. Dùng đầu hai ngón tay giữa chận nhẹ lên vành khớp xương khóe mắt và kéo chằn nhẹ ra cho hai mí mắt nhắm lại. Dùng đầu hai ngón tay trỏ chận nhẹ trên mí tóc chỗ màng tang. Ngón áp út và ngón út co lại vào trong lòng bàn tay.  
Ðầu thẳng, rút cằm vô, co lưỡi chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm, ý nhìn ngay trung tâm chân mày thẳng tới trước. Nói trong ý: “Tập trung 3 báu linh Tinh Khí Thần”. Lắng nghe điển trổi lên bộ đầu, hơi thở bình thường. Ngồi thẳng lưng. Pháp này có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày sau phần nguyện tập cho thần kinh khối óc được ổn định.
Thời gian tập pháp Soi Hồn ít nhất là 5 phút và nhiều nhất là 15 phút.

Chú Thích:

Người mới tu cảm thấy lỗ tai nghe ồ ồ. Tu lâu thì không còn nghe tiếng ồ ồ trong bộ đầu nữa.

Soi Hồn: Soi là tìm kiếm, Hồn là sự sáng suốt, sự thanh tịnh. Soi Hồn là một phương pháp giúp chúng ta tìm kiếm lại sự thanh tịnh và sự sáng suốt của chính mình. Theo Đông y học, Soi Hồn là quy nguyên thần kinh khối óc.

Lưu Ý:

Trong khi hành pháp Soi Hồn mà thấy có tạp niệm hay lo ra, suy nghĩ lung tung thì dùng ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật để từ từ giải ra những sự lo âu, nghĩ ngợi đó.

Chỗ mí tóc nơi ngón tay trỏ chận, muốn dễ tìm thì cắn răng lại thấy nổi gân lên.

Giải Thích:

"Trên thế gian này chưa có tôn giáo nào thực hành pháp soi hồn, pháp này giúp cho bạn khai mở trung tâm điểm của bộ đầu gọi là Thiên Môn hay Hà Đào Thành và chấn động lực của luồng điển sẽ phát triển mãi mãi đến vô cùng tận. Khi chúng ra đưa hai tay ngang vai, tất cả các thần kinh của ngũ tạng, tim, can, tỳ, phế, thận, đều hoạt động và toát mồ hôi. Lúc đầu hai ngón tay bịt kín lỗ tai thì người mới tu, tánh còn nóng, cảm thấy lỗ tai nghe ồ ồ... tu lâu bạn sẽ không còn nghe ồ ồ nữa, lúc đó bạn cảm thấy tinh thần sáng suốt... Người mới tu làm pháp Soi Hồn để khôi phục thần lực đã bị mất đi trong ngày, vì làm việc, vì sinh hoạt chúng ta phải dùng tất cả khả năng sẵn có của chính mình, dùng điển để đổi lấy đồng tiền chén cơm, thì không thể nào không bị suy yếu thần kinh. Khi ta làm việc trở về, ta làm như thế (Soi Hồn) là ta khôi phục lại chấn động lực của khối óc. Khi bạn dùng hai ngón tay cái bịt kín hai lỗ tai là bạn đang hội tụ luồng điển về bộ đầu và tập trung nó vào giữa hai chân mày. Ngón trỏ và ngón giữa của bạn chận lên màng tang nơi chân tóc và ở giữa xương khóe mắt thì luồng điển cũng chuyển chạy về trung tâm chân mày. Khi bạn đã có khả năng tập trung được luồng điển đó rồi thì ánh sáng sẽ phóng ra từ nơi Ấn Đường, trung tâm giữa chân mày, tiến thẳng một đường lên trung tâm của càn khôn vũ trụ. Lúc đó chúng ta càng ngày càng cảm thấy thong thả nhẹ nhàng hơn. Người mới tu nên làm pháp này ít nhứt sáu tháng để chấn chỉnh bộ óc. Sự động loạn đả thu hút trần trược quá nhiều, cho nên chúng ta phải chấn chỉnh khối óc trước tiên. Người mới tu không cần thiết giờ giấc. Giờ rảnh có thể làm pháp Soi Hồn để cho giảm bớt sự động loạn không cần thiết của cuộc đời đau khổ hiện tại".

3. XẢ THIỀN

Sau khi Soi Hồn xong, hành tiếp Xả Thiền để chấm dứt như sau:
Hai tay từ từ đưa lên trên đầu. Hai lòng bàn tay đặt úp lên trên đỉnh đầu để hồi điển trở lại bản thể. Vuốt vòng từ đầu xuống theo vành tai. Vuốt trái tai xuống. Vuốt mặt như vậy 3 lần.
Chà xát hai lòng bàn tay với nhau cho thật nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần. Chà xát hai bàn tay với nhau cho thật nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần. Chà xát hai bàn tay với nhau cho thật nóng, vuốt mặt như vậy 3 lần.

4. PHÁP LUÂN CHIẾU MINH

Sau khi Xả Thiền xong, hành tiếp Pháp Luân Chiếu Minh như sau:

Tập thở Pháp Luân Chiếu Minh để thanh lọc và làm cho điều hòa bộ ruột. Các bạn nên tập thở Pháp Luân Chiếu Minh khi bụng trống, cách 2 hay 3 giờ sau buổi ăn.

Nằm ngửa trên giường, đầu thẳng, lưỡi co lên chạm nướu chân răng hàm trên, răng kề răng, miệng ngậm, duỗi thẳng tay chân và hoàn toàn thả lỏng. Tự nhủ quên hết chân, tay, thân mình.

Mắt nhắm, trong ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới phía trước, rồi tập trung chú ý tới cái rún. Khi tập pháp này, lúc nào cũng chú ý đến cái rún.

Hít hơi vào và thở ra bằng mũi: Thở ra cho hết hơi, từ từ xẹp bụng xuống. Tiếp tục hít hơi vào, cùng lúc phình bụng ra. Đến khi hết hít vô được, thì thở ra cho hết hơi, xẹp bụng xuống: thầm đếm 1. Tiếp tục hít vô, phình bụng lên và thở hơi ra, xẹp bụng xuống, thầm đếm 2. Liên tục hít vào phình bụng lên, và thở ra xẹp bụng xuống, thầm đếm 3, rồi tiếp tục đến 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 đến 12 vòng. Sau vòng thứ 12, thì tạm nghỉ vài giây.

Bắt đầu hít thở và đếm trở lại từ 1 đến 11 hơi. Sau chu kỳ thứ 11, thì cũng tạm nghỉ vài giây, rồi mới bắt đầu hít thở và đếm trở lại từ 1 đến 10. Rối tiếp tục từ 1 đến 9; từ 1 đến 8; từ 1 đến 7; từ 1 đến 6; từ 1 đến 5; từ 1 đến 4; từ 1 đến 3; từ 1 đến 2; rồi 1 vòng hơi. Sau mỗi một chu kỳ, đều tạm nghỉ vài giây. Tổng cộng tất cả là 78 vòng hơi thở.

Hơi thở phải từ từ, nhẹ nhàng, nếu nhanh quá sẽ kém hiệu quả, nếu chậm quá thì dễ ngủ quên. Tránh thở mạnh như tập thể dục. Pháp này có thể tập bất cứ lúc nào bụng trống, hoặc cách hai hay ba giờ sau bữa ăn. Tập sau khi làm pháp Soi Hồn hay tập riêng thêm trong ngày cũng được.

Giải Thích:

"Tại sao bạn phải nghĩ là đầy rún? Đầy rún là chủ ý tới trái thận, vì thận với rún liên hệ trực tiếp với nhau. Khi ta hít đầy như thế này, cái hơi nó ép phía đàng sau, khi ta thở ra thì cái hơi nó ép ra sau. Hai hơi hít vô và thở ra là một hơi thở liên tục. Nó nhập lại chúng ta phải liên tiếp thở cái thứ hai để thành lực lượng mạnh, ép cái trược khí của trái thận và trược khí của ngũ tạng và sẽ đẩy nó ra theo đường đại tiện, tiểu tiện, hay các lỗ chân lông. Khi ta thở liên tục như vậy cho tới 12, cái hơi thanh nhẹ sau ép lần lần và dồn qua trái cật và đưa qua đại tiểu tiện hay lỗ chân lông, khai thông xương sống một phần. Rồi tiếp tục thở từ 1-11, 1-10, 1-9, 1-8, 1-7, 1-6, 1-5, 1-4, 1-3, 1-2, và 1. Nằm xuống dùng trung tâm chân mày chú ý tới cái rún. Trong lúc thở chiếu minh, trong khi bạn chú ý tới cái rún là bạn tập trung vào thể vía của các bạn. Sự liên kết sẽ giúp cho phần hồn và thể vía của bạn có cơ hội tương hội với nhau, một khi mà trật tự của thể xác bạn đã lập lại được sự quân bình. Đối với người mới tu, đối với thanh niên tập thể thao là những người hay hít vô ngực, kêu hít vô bụng thì thấy khó khăn. Nhưng tập tùy theo khả năng của mình. Sau này cố ý phải hít cho kỳ được thì hít vô là phải đầy rún. Lấy cái gì có thực chất mà giải cho nó thông suốt hơn là lấy thanh khí điển của càn khôn vũ trụ để hóa giải cái cơ tạng của cái tiểu vũ trụ này. Những người nam giới ham mê sắc dục thì tinh khí bị suy yếu, do đó hơi thở ngày càng yếu; nữ giới cũng vậy, ham tính dục, sanh nhiều con, mất trung khí, hơi thở không dồi dào.
Nếu họ làm pháp thở này, họ sẽ từ từ khôi phục lại trung khí, từ từ sẽ đưa họ tới chỗ mạnh dạn, quán thông mọi sự việc. Người mới tu nên tập hai pháp trên đây mà thôi, trong sáu tháng trước khi hành sang pháp khác. Cái pháp này hỗ trợ cho cơ tạng rất nhiều và đem lại cho tứ chi được mạnh dạn để tránh những bệnh nan y như là xụi bại hoặc là hư gan, hư tim trong lúc chúng ta không biết trật tự. Trong cái tham ăn tham uống tạo nhiều bệnh. Tham dục cũng tạo bệnh hư óc. Đó ! Bệnh do tánh sanh ra vậy."
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân