TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vai Trò Của Con Tim (Đạo sư Duy Tuệ thuyết giảng)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vai Trò Của Con Tim (Đạo sư Duy Tuệ thuyết giảng)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
HUONG XUA



Ngày tham gia: 26 Jan 2008
Số bài: 510

Bài gửiGửi: Wed Mar 24, 2010 12:32 pm    Tiêu đề: Vai Trò Của Con Tim (Đạo sư Duy Tuệ thuyết giảng)

Vai Trò Của Con Tim
(Đạo sư Duy Tuệ thuyết giảng qua Skype ngày 13.09.2009)


Bài này thầy nói về vai trò của con tim. Do vậy, quý vị cần phải nhớ mấy điểm sau:
 
Nhiệm vụ và chức năng của tim là bơm máu lên não và bơm máu chạy toàn cơ thể. Và tim phối hợp với thận, làm cho máu sạch để nuôi cơ thể, trong đó có bộ não. Như vậy, não cũng được nuôi bởi máu và khí oxy. Nhiệm vụ của con tim rất quan trọng như vậy!
 
Bộ não giống như một cái máy để làm một số việc như ghi nhớ, phân tích tình hình, tiếp nhận tất cả các thông tin và tiếp nhận các cảm giác qua cơ thể, mùi vị qua lưỡi, âm thanh qua lỗ tai, ánh sáng qua mắt… Sau đó, bộ não mới phân tích, định giá, định lượng… rồi ghi nhớ lại trong đầu óc. Nhưng tất cả các việc làm của não giống như bộ máy của xe máy hay ô tô vậy. Quý vị thử hình dung là nếu máy xe chạy mà không có nhớt thì máy sẽ bị hỏng. Vậy thì, chất nhớt ở đây giống như máu từ tim đẩy lên bộ não.
 
Quý vị hình dung thế này:  Quý vị thực tập rồi từ từ sẽ hiểu những điều thầy nói ở trên. Thầy nhắc lại điều này:  Con tim thì rất chính xác, nhưng cái đầu thì đôi khi còn trục trặc, nghĩ chuyện này, nghĩ chuyện kia, nên nhiều khi phân tích thông tin không chính xác. Ví dụ, quý vị nghe một tin gì đó, âm thanh chạy vào lỗ tai, rồi bộ não phân tích, cho rằng tin đó là đúng. Ví dụ, bây giờ quý vị nghe tin ở trên một ngọn núi có một cái lá phát ánh sáng rực rỡ cả khu vực đó, rồi nhiều người lên lễ lạy cái lá đó và khi về đã đỡ bệnh. Người này đồn, người kia đồn, rồi mình cũng chạy lên đó để lễ lạy cái lá đó.  
 
Qua ví dụ trên, quý vị thấy thế này: Đầu tiên là lỗ tai nghe tin về cái lá trước, rồi mới chạy vào não. Tức là tự nhiên nghe thấy tin đồn thì tự nhiên thấy khoái quá, có cảm xúc sung xướng quá, hy vọng quá… Rồi cảm xúc đó mới chạy vào não và não bắt đầu phân tích, khi phân tích nó mới thấy rằng “cái này chắc là có thật nên mới có nhiều người đi như vậy”. Sau đó, não mới phản hồi lại và đưa ra quyết định là “thôi bây giờ, mình đi kiếm cái lá đó lễ lạy, rồi sờ vào nó để được phước báu”.
 
Như vậy, khi cảm giác sai thì dẫn đến phân tích sai. Vì thông thường, cảm xúc rất dễ làm chúng ta mờ mờ mịt mịt. Rồi từ đó dẫn đến phân tích sai, đưa ra quyết định sai và hành động sai. Thường thì cái đầu của chúng ta rất dễ sai! Ví dụ, khi quý vị nghe ai đó nói xấu về mình chẳng hạn thì tự nhiên nổi giận, nổi điên lên rồi đánh giá họ xấu, rồi mình ứng xử lại bằng cách mắng chửi và đi nói xấu lại họ. Trong khi đó chưa chắc người kia đã nói như vậy nhưng có một người thứ ba nói với mình là “tôi thấy thằng đó nói ông là thằng xấu lắm”.
 
Khi nghe nói như vậy dù chưa biết đúng hay sai nhưng mình có cảm giác đúng, rồi tin và bắt đầu phân tích là “mình có nói xấu gì thằng này đâu mà tại sao nó lại nói xấu mình. Thằng này là thằng không tốt, rồi cha mẹ thằng này cũng không tốt…” Cái đầu đã phân tích một loạt như vậy! Tức là khi nghe người thứ ba nói là thằng kia nói xấu mình thì tự nhiên mình có cảm giác bực bội và  thành kiến với thằng kia ngay. Vậy thì, cảm giác đó đi vào cái đầu, rồi cái đầu bắt đầu phân tích, khi phân tích xong, rồi nghĩ thằng kia xấu và đánh giá là “tao phải đánh thằng này một trận hay tao phải chửi thằng này một trận”.
 
Thành ra, cái đầu luôn luôn rất dễ sai! Ví dụ, người vợ thấy người chồng về nhà có gì đó hơi khác lạ một chút, rồi tự nhiên người vợ nổi cảm xúc ghen lên, rồi phân tích sai. Phân tích sai rồi kéo theo đánh giá sai, và cuối cùng quyết định cũng sai theo. Nhưng ngược lại, con tim hoạt động rất ổn định, đập thình thịch, thình thịch từng nhịp một đều đặn và rất bình thản. Như vậy, con tim hoạt động rất ổn định nhưng cái đầu thì không ổn đinh. Quý vị phải nhờ điều này!
 
Quý vị chú ý thế này: Khi cái đầu làm việc trật đường thì làm cho tốc độ tim đập nhanh hơn. Vì vậy, tim phải bơm máu nhiều hơn, cuối cùng sẽ bị nhức đầu, có khi đứt mạch máu lên não! Và ngay giữa bộ não có một hệ thông thần kinh chạy qua mắt, mũi, lỗ tai và chạy xuống phổi, xuống tim, chạy qua lá lách, chạy vào thận, vào ruột và chạy ra tất cả các tế bào từ tóc xuống đến móng chân…. Đó là hệ thần kinh từ não chạy ra như vậy! Cho nên, khi cái đầu làm việc không ổn định thì sẽ làm tim đập nhanh, tức là các dây thần kinh chạy xuống tim làm ảnh hưởng đến tim và làm tim bóp máu nhanh, mạnh hơn. Và máu sẽ lên não mạnh hơn mà có khi còn đứt mạch máu não nữa.
 
Do đó, cái đầu của chúng ta rất dễ sai lầm và cũng rất dễ tin tầm bậy. Khi nghe người ta nói là “tu cái đó, niệm cái đó rồi cuối cùng sẽ thấy vàng bạc và nhà cửa ở trên trời”. Thành ra, khi cái đầu tin bậy thì tự nhiên nó sẽ phân tích bậy “Ôi chao ơi! mình ở dưới này cực quá, lên trên kia mình sẽ gặp được tiên, được Phật và có vàng bạc, châu báu rồi ăn uống thỏa mái mà không phải làm gì cả…”. Khi phân tích sai thì bắt đầu quyết định cũng sai là “bây giờ mình phải đi theo cái này”. Vậy thì, khi đã quyết định đi theo như vậy thì anh phải đóng tiền hay tới chỗ này, chỗ khác… Tóm lại là sẽ không biết chuyện gì sẽ xẩy ra và người ta sẽ bắt anh làm đủ thứ chuyện.
 
Do vậy, khi quý vị quyết định sai thì sẽ dẫn tới phá huỷ toàn bộ cuộc đời của mình. Bởi vì, chuyện quý vị nghe và tin không có căn cứ, không đủ tài liệu chứng minh nhưng quý vị vẫn cứ tin. Thành ra, quý vị đã tin chuyện bậy, mơ hồ rồi phân tích mơ hồ, rồi đưa ra quyết định cũng mơ hồ… Vậy thì, khi đã quyết định mơ hồ thì buộc quý vị phải sống trong ảo giác, đầy nguy hiểm.
 
Qua đó, bây giờ để cái đầu ổn định lại thì con tim có vai trò làm cho cái đầu ổn định lại. Nếu tim đập bình thường thì cái đầu, máu huyết sẽ ổn định….. Con tim đại diện cho tình thương và làm cho cái đầu dịu lại. Và khi quý vị thương thì dù cái đầu có giận đến mấy thì bắt đầu cái đầu vẫn nhẹ xuống dần.  Ví dụ, khi người nam gặp người nữ thì con tim làm việc nhanh nên rất dễ thông cảm. Nhưng người nam gặp người nam thì cái đầu làm việc mạnh hơn chứ không làm việc bằng con tim nên dễ đụng chạm. Vì vậy, vai trò của con tim rất quan trọng, đó là làm cái đầu dịu xuống. Và khi cái đầu dịu xuống thì quý vị sẽ suy nghĩ đúng.
 
Quý vị hãy thử như vậy rồi sẽ thấy! Tức là bây giờ quý vị thương ai đó thì quý vị rất dễ dàng thông cảm, tha thứ với lỗi lầm của họ và luôn luôn nghĩ tốt cho người đó. Như vậy, quý vị thấy rất rõ vai trò của con tim làm cho cái đầu lúc nào cũng có những suy nghĩ tích cực về người khác, chứ không có những suy nghĩ về vấn đề tiêu cực hay cực đoan… Tóm lại từ suy nghĩ cho đến lời nói, cử chỉ cư xử dễ chịu hơn.
 
Do vậy, chính con tim đóng vai trò của người mẹ, còn cái đầu là một đứa con trai. Vì là mẹ nên con tim rất dễ tha thứ cho cái đầu! Còn cái đầu luôn lộn xộn và có thể đôi khi làm cho con tim muốn vỡ ra. Nhưng hễ cái đầu sai thì con tim sửa lại, cũng giống như khi đứa con trai làm gì sai thì người mẹ thường giúp người con sửa cái sai đó. Vì vậy,  cái đầu nên thường hỏi con tim và gọi con tim bằng mẹ. Như vậy, con tim sẽ giúp cho cái đầu sửa lại những điều mà chúng ta đã sai lầm. Mình nóng nảy, vội đánh giá, vội kết luận và vội đưa ra quyết định theo cảm xúc, kinh nghiệm mình thấy không vừa lòng. Cho nên, khi quyết định rất dễ lỗi lầm, phiến diện và cực đoan. Như vậy, quý vị hãy nương vào vai trò mẹ, tình thương của con tim để điều chỉnh lại cái đầu!
   
Hiền giả Minh Triết hãy phát triển phẩm hạnh là nên tập thương người, thương người mình thành kiến nhất. Tập thương người này, người nọ, người kia…Tập thương có nghĩa là quý vị   đưa vai trò của con tim vào trong cái đầu của mình! Tức là chúng ta biến cái đầu có con tim nằm bên trong. Cho nên, khi quý vị tập thương người này, người kia thì cái đầu sẽ không cực đoan. Mà cái đầu cũng rất thực tế chứ không tưởng tượng vì tình thương là rất cụ thể!
 
Ngay cả đối với những họ nghiện thuốc, nghiện ma túy cũng vậy! Tức là, nếu tập cho họ phát triển tình thương thì nó sẽ tạo ra ý chí trong đầu. Ngoài vai trò làm cho cái đầu chững chạc thì con tim cũng tạo cho cái đầu phát sinh ra những ý chí mạnh mẽ để sửa những lỗi lầm của mình! Khi cái đầu thèm nọ, thèm kia, nghiện xì ke, nghiện ma tuý, nghiện đánh bài, chửi bới, thành kiến, nói  xấu làm đủ trò… thì con tim nhắc nhở. Con tim bắt đầu tập cho cái đầu biết thương mẹ thương cha, giòng họ, bạn bè… Khi đó, cái đầu bắt đầu tỉnh lại và khôn ra, thông minh ra. Nhờ tình thương đó mà chúng ta có ý chí học tập, ý chí sửa mình, bỏ những thói xấu và tập thói quen tốt.
 
Cho nên, khi kích hoạt được tình thương thì sẽ đổi được cái đầu của một con người rất lớn. Kích hoạt bằng cách nào? Đó là tập thương người. Kích hoạt con tim bằng cách nào? Đó là tập thương người mình ghét nhất và đồng thời tập suy nghĩ về những người khổ đau hơn, thiếu thốn hơn mình! Thí dụ, anh nghèo không có tiền, nhưng anh hãy nghĩ đến những người tật nguyền, bất hạnh hơn mình. Khi nghĩ như vậy, anh sẽ cảm thấy anh còn nhiều diễm phúc hơn họ. Khi anh nghĩ như vậy thì bắt đầu cái đầu sẽ dịu lại, bình tĩnh lại và sẽ phát triển ý chí Ôi! Mình cũng có phước hơn người đó, thôi bây giờ mình cố gắng tập thể dục, cố gắng học, cố gắng sống và cố gắng cư xử mà đừng bất mãn với cuộc đời, cha mẹ, anh em… Tóm lại tất cả đều từ tình thương và com tim đẻ ra ý chí, sự tỉnh táo của cái đầu và đẻ ra trí khôn.
 
Bởi vậy, mới nói con tim đóng vai trò làm mẹ là vậy! Ví dụ, một người đàn ông hay một người đàn bà khi nghĩ về mẹ mình thì tự nhiên muốn làm điều gì đó tốt hơn. Tức là chỉ cần nghĩ tới mẹ thôi thì bắt đầu đã muốn làm gì đó tốt hơn rồi, đa số đều như vậy! Cho nên, quý vị nào biết kích hoạt con tim thì sẽ có một sự thông minh, một trí khôn đặc biệt. Dù trí khôn ấy là của cái đầu nhưng do con tim dẫn dắt và giúp sức để tạo ra trí khôn đó. Vậy thì, nói tới con tim tức là nói tới tình thương, cảm xúc yêu thương và nói tới tấm lòng của mình. Thành ra, nếu chúng ta giữ được quan hệ giữa bộ não với con tim như vậy thì cái đầu sẽ rất ổn định và máu truyền qua cái đầu cũng rất ổn định. Và chỉ riêng việc máu truyền ổn định, con tim hoạt động ổn định thì máu huyết trong người cũng lưu thông.
 
Do đó, nếu chúng ta có cảm xúc buồn quá thì dây thần kinh trong đầu chạy tới con tim, làm cho con tim không có nhịp đập bình thường. Khi con tim không có nhịp đập bình thường thì máu huyết trong người cũng không bình thường và dễ gây ra bệnh hoạn.  Do dộ nóng trong người không đủ vì cảm xúc buồn từ cái đầu phát ra làm cho giảm nhiệt độ trong người, nên máu chạy trong người không đều và bị nghẽn lại. Bởi vì, máu chạy được là cũng nhờ vào sức nóng, tạo độ loãng cho máu. Cho nên, khi buồn quá thì làm cho máu chạy không bình thường. Hay khi cái đầu có cảm giác giận quá thì cũng làm cho tim đập không bình thường… Vậy thì, máu chạy cũng không bình thường, máu chạy quá nhanh mà nhiều khi lưu lượng máu đẩy quá nhanh có thể làm đứt mạch máu. Bởi vì, mạch máu trong não là mạch máu dễ vỡ nhất, chỉ cần căng quá là vỡ ngay. Như vậy, ít khi nào chúng ta có sự minh mẫn trong đầu  được và trí khôn của chúng ta cũng sẽ bị giảm đi.
 
Do vậy, người Hiền giả Minh Triết phải luôn luôn thấy vai trò của tình thương hay thấy vai trò của con tim đối với cái đầu là hết sức quan trọng và đóng một vai trò vô cùng quyết định.
 
Quý vị hình dung thế này: Dây thần kinh chạy từ não xuống tim, có vai trò dung hòa giữa con tim và cái đầu, và truyền tình thương từ con tim lên cái đầu để cho cái đầu hoạt động trong trạng thái có lòng thương người, có “chất nhờn” thương người ở trong cái đầu, có máu thương người từ con tim nó đẩy lên cái đầu của mình…Thành ra, khi cái đầu được máu tình thương đẩy lên bình thường như vậy thì người đó rất minh mẫn, rất dễ thương và người đó sống rất phong phú. Đặc biệt là làm cho cái đầu không có tin bậy, không có cảm xúc bậy, không có cảm xúc mơ hồ, lầm lẫn và quá sức cực đoan…  Như vậy, nếu chúng ta không có cảm xúc lầm lẫn, mơ hồ, cực đoan… thì quá trình làm việc của cái đầu,  tức là tiếp nhận các thông tin, xử lý các thông tin hết sức chính xác, minh mẫn và cho ra những quyết định hết sức phù hợp. Đây là một quá trình làm việc hết sức tế nhị!
 
Ví dụ thế này: Một người khi giận lên thì lập tức cái đầu phân tích bậy và đi đến quyết định bậy ngay,  có thể cầm dao giết người hay nhiều chuyện rất phức tạp khác... Do đó, quý vị muốn trung hòa cảm xúc trong đầu để có một cảm xúc lành mạnh thì phải kích hoạt con tim. Và người Hiền giả Minh Triết phải thường xuyên nghĩ tới cách kích hoạt con tim và kích hoạt tình thương của mình lên!
 
Kĩ thuật kích hoạt tình thương.
 
Có hai phương pháp rõ nét nhất quý vị có thể tâp như sau:
1.        Phương pháp thứ nhất là tập thông cảm, tập thương người mà mình thành kiến nhất. Và tập cầu nguyện cho người mình thành kiến được tốt hơn mình.  Đó là phương pháp thứ nhất.
2.        Phương pháp thứ hai là thường nghĩ về những người bất hạnh hơn mình. Đó là hai phương pháp chính mà quý vị cần phải tập thường xuyên.
3.        Còn phương pháp thứ ba là thường nghĩ về những điều mà trước đây mẹ đã cư xử bằng tình thương với mình như thế nào. Tức là hãy nghĩ về tình thương của mẹ đối với mình thông qua các hành động trong ngày. Tóm lại, quý vị hãy nghĩ về những hành động nói lên tình thương, sự lo lắng của người mẹ đối với đứa con   của mẹ chứ đừng để ý tới lời nói nhiều của người mẹ. Bởi vì, lời nói của người mẹ rất ít khi ảnh hưởng tới đứa con. Lời nói của người cha cũng vậy! tức là cũng rất ít khi ảnh hưởng tới đứa con.
Vậy thì, điều gì đã làm ảnh hưởng lớn tới tình yêu của đứa con sau này? Đó chính là cách cư xử, cách giải quyết vấn đề của người cha và người mẹ. Ví dụ thế này: Người mẹ nói “tao thương mày quá ”, hay người mẹ nói “con ơi! Con nhớ đi học về sớm nhé, về đúng giờ nhé”… Đó chỉ là lời nói và ảnh hưởng tới người con cũng rất ít mà nhiều khi còn làm cho người con bực mình. Nhưng bằng một hành động cụ thể như ngồi trước cửa chờ con về, rồi mừng rỡ, cười nói “mẹ chào con, con về đó hả con” hay là không nói gì hết, thấy con về đến nhà là mình mỉn cười. Vậy thì, với hành động đón chờ con ngoài của như vậy thì người con ghi rất sâu đậm trong lòng về những ấn tượng hành động của cha và mẹ trong vấn đề thương nó, chứ nó không ấn tượng mấy với lời của người cha và người mẹ nói rằng thương nó!
 
Ví dụ thế này: Người mẹ biết con mình thích ăn canh nên bữa nào dù khó khăn gì người mẹ cũng ráng làm cho nó một bát canh nhỏ, mà không cần nói gì hết, như là “tao thương mày lắm, mẹ biết mày thèm canh nên mẹ ráng nấu cho con bát canh”. Người con không để ý nhiều tới lời nói của người mẹ và người cha. Nhưng nếu vị quý lặng thinh mà có bát canh cho nó ăn thì nó sẽ để ý và sẽ có ấn tượng rất lớn. Nhưng thông thường thì người mẹ và người cha cũng có những sơ xuất, tức là quý vị “ưa nói lắp bắp về chuyện thương với con cái”. Đó là chuyện không hiệu quả.
 
Như vậy, để kích hoạt con tim thì quý vị hãy nghĩ về những hành động, cử chỉ yêu thương của cha mẹ đã thể hiện với mình trước đó, lúc cha mẹ mình còn sống hay cha mẹ vẫn còn sống nhưng hành động đó đã xảy ra rồi. Khi quý vị liên tưởng tới các hành động đó thì con tim sẽ được kích hoạt tình thương lên. Mặc dù, đó là tình thương mẹ nhưng chỉ cần nghĩ tới hành động đó của mẹ mình của cha mình, mình thương quá thì lập tức cảm xúc của tình thương nó đưa lên não liền – nó nhờ dây một chùm dây thần kinh từ não phủ xuống tim, thì bắt đầu tim có cảm xúc. Tim  có cảm xúc khi cái đầu nó nghĩ tới tình thương, nghĩ tới hành vi thương của mẹ, của cha đối với mình, thì lập tức cái nghĩ đó mình phát hiện ra mình nhớ lại, thì khi đó lập tức dây thần kinh đó dẫn tới tim, và nó làm cho tim dâng lên cảm xúc. Và khi con tim dâng lên cảm xúc, thì ngược lại tim nó bơm máu lên cái đầu qua dây thần kinh, nó làm cho cái đầu con người rất bình tĩnh, sáng suốt, thông minh, rất dễ chịu, ổn định cái đầu.
 
Đó là lý do tại sao mà thầy cứ nói mãi với quý vị là hãy cố gắng phát triển tình thương của mình. Bởi vì, tình thương liên quan trực tiếp tới cái đầu. Cái đầu của chúng ta giống như cái đèn pin vậy. Cho nên, nếu đèn pin không phát sáng tức là đèn pin hư. Vậy thì, nếu cái đầu không phát sáng thì đó là cái đầu hư. Thế nào là cái đầu phát sáng? Tức là, cái đầu nhìn thấy, phân tích, tin tưởng và ra quyết định… Đó là cái đầu phát ánh sáng. Nhưng nếu cái đầu phát ánh sáng bậy, tin bậy, phân tích bậy và ra quyết định bậy thì có thể chết ngay tức khắc. Thành ra, muốn cho cái đầu phát ánh sáng rực rỡ thì phải nhờ con tim hỗ trợ. Đây là điều vô cùng quan trọng!
 
Trước đây, thầy nghiên cứu  một cuốn tài liệu của Ai Cập cách đây năm ngàn năm, nói tới vùng Trung Đông có kim tự tháp. Thời bầy giờ, những ông vua, công chúa và hoàng hậu của Ai Cập khi chết thì được ướp xác. Xác ướp được người ta lấy não và lục phủ ngũ tạng bỏ ra ngoài mà chỉ để con tim. Và mãi tới bây giờ, tất cả các phương pháp ướp xác quý vị đọc trên báo chí, những nhân vật được ướp xác để lâu trong hầm lạnh… thì luôn luôn được mổ lấy não, lấy lục phủ ngũ tạng ra nhưng mà con tim vẫn còn nguyên  trong đó. Qua đó, để thấy rằng, tính linh của con người hết sức đặc biệt mà không thể giải thích được. Nó cho phép người ta lấy não dùng, lấy lục phủ ngũ tạng dùng, rút hết máu ra nhưng mà họ không cho phép lấy con tim ra. Như vậy, tính linh của con người sống (của những nhà khoa học thời xưa) không cho phép lấy con tim ra.
 
Chúng ta không thể giải thích được tính linh là cái gì và tính linh này nằm ngoài bộ não. Dĩ nhiên, bộ não ra lệnh, điều khiển hành động nhưng tính linh nằm bên dưới bộ não và ra lệnh cho não không được làm chuyện này, chuyện nọ. Hãy móc cái não ra chứ đừng móc con tim. Tính linh con người là như vậy! Đây cũng là điều liên quan tới việc thầy cho quý vị Phật Tâm Danh. Phật Tâm Danh chính là tên của tính linh đó.
 
Cho nên khi quý vị có phật tâm danh thì quý vị sử dụng Phật tâm danh đó để mà cư xử. Ví dụ bây giờ ông Nguyễn Văn A đói bụng, nhưng mà cái Phật tâm danh của ông Nguyễn Văn A có đói bụng đâu, có ăn gì đâu mà đói hay no. Cái cơ thể của ông Nguyễn Văn A nó ngủ chứ cái tính linh của ông ấy nó có ngủ đâu. Cái cơ thể của ông Nguyễn Văn A bệnh nhưng mà cái tính linh mà có cái tên Phật của ông ấy nó có bệnh đâu. Cái đầu óc của ông Nguyễn Văn A ưa cãi nhưng mà cái tính linh, cái tên hật của ông ấy nó không có cãi. Cái đầu óc của ông Nguyễn Văn A sai lầm, có những  quyết định nóng nảy, sai lầm nhưng mà cái tính linh với cái tên Phật bên cạnh nó không có sai lầm. Đó là lý do quý vị sử dụng cái tên Phật của mình để điều chỉnh cái đầu, chứ không phải thầy cho quý vị cái tên Phật đó là để chơi, không phải vậy.
 
Cho nên, tên Phật Tâm Danh chỉ có giá trị lớn nhất đối với người sống, người còn có khả năng hiểu biết bình thường để luyện tập, chứ không có tác dụng lớn đối với những người đã khuất bóng. Nó chỉ có tác dụng khi người khuất bóng đó có tên Phật thì được người sống đó có cái tên Phật đó dùng i thần lực của tên Phật của mình giảng cho người kia biết rằng: “Nếu người kia còn làm ma, làm quỷ thì giảng cho người kia biết rằng - cái tính ma quỷ đó không phải là con người thật, mà con người thật là có tên Phật như thế này. Cho nên, hãy hướng về tên Phật này thì người ta sẽ dễ được giải thoát”. Nhưng làm được điều này không phải dễ mà người phải có thần lực mới làm được. Ví dụ, thầy là người có sứ mệnh thì vong linh đó nghe tới sứ mệnh của thầy thì có thể người ta có thể giải thoát. Đó thuộc về người có sứ mệnh!
 
Như vậy, người Hiền giả Minh Triết phải coi trọng mối quan hệ giữa con tim và bộ não như là một mối quan hệ giúp cho cái đầu làm việc chính xác. Quý vị cũng thấy rằng bộ não và cái đầu thì không nuôi được con tim mà có thể hủy hoại con tim. Nhưng con tim nuôi được bộ não bằng máu, bằng phương pháp đẩy ôxy vào cho não. Nhưng bộ não, cái đầu của chúng ta không nuôi nổi con tim mà chỉ có phá hủy con tim mà thôi! Khi cái đầu giận lên thì làm cho con tim đập nhanh và làm con tim bệnh hoạn thôi. Hay nhiều khi cái đầu làm việc trật hướng, thở ra thở vào kém thì làm cho con tim cũng thiếu ôxy, làm cho bề đáy của con tim bị đổi màu đen hay màu xám. Và quý vị cũng thấy là toàn bộ hệ thống của chúng ta  từ não chạy tới toàn bộ cơ thể chúng ta đều liên quan với nhau.
 
Khi toàn bộ hệ thống này được hoạt động bình thường thì tính biết hiện hữu. Còn khi hệ thống này hoạt động không bình thường nữa mà bị lệch một chút, nhất là trong bộ não không bình thường, tức là vẫn còn hoạt động nhưng cơ thể chưa chết hẳn thì tính biết vẫn hiện hữu nhưng lại không phát huy tác dụng. Còn trong trường hợp hệ thống này không điều hành, không chạy được nữa và ngừng hoạt động thì tính biết không hiện hữu nữa. Tính biết này, chính là tính linh.
 
Nếu chúng ta luôn luôn giữ được cái đầu bình thường thì khi hệ thống của cơ thể vật lí ngừng hoạt động, tính linh không hiện hữu. Quý vị chú ý rằng: tính linh thì không có ý niệm mà hoàn toàn vô niệm và chỉ là sự biết không thôi. Nhưng nếu cái đầu hoạt động không bình thường mà chấp quá nhiều, tức là ý niệm, bộ nhớ chứa đầy trong đầu thì ý niệm đó sẽ nằm trong tính linh và sẽ trở thành một vật thể. Như vậy, vật thể đó nương nhờ vào tính linh mà còn tồn tại. Đây chính là lí do người ta thấy gần giống như có ma, có quỷ nhưng sự thật là chẳng có ma, có quỷ gì cả.
 
Qua nội dung bài này, nếu quý vị sống được giống như một hệ thống vật lí chạy bình thường thì tính biết hiện hữu bình thường. Vậy khi tính biết hiện hữu bình thường thì không có chuyện như bản ngã hay tôi xấu hoặc tôi tốt… không hề có chuyện đó. Bởi vì, tính biết bình thường thì không phải “cái tôi”, tôi tốt, tôi xấu, tôi vĩ đại hay tôi thấp kém… Mà tôi tốt quá, xấu quá hay tôi bị tổn thương quá… đó chỉ là ý niệm mà thôi. Thành ra, nếu quý vị còn để ý niệm đó tồn tại trong đầu thì chính ý niệm đó gây ra đau khổ lúc chúng ta sống. Và lúc cơ chế vật lí không hoạt động nữa thì tính linh không biến đi một cách bình thường mà được gom lại trong ý niệm đó, và ý niệm đó vẫn còn tồn tại trong hư không.
 
Với nội dung trao đổi rất ngắn gọn như vậy nhưng nếu quý vị có trình độ phân tích sâu thì quý vị sẽ biết cách ra đi trong trạng thái vô ý niệm. Cũng như lúc quý vị sống, tức là sống làm sao trong trạng thái vô ý niệm. Nếu quý vị sống trong trạng thái vô ý niệm, dù người ta nói mình xấu thì mình cũng chẳng thấy mình xấu, người ta nói mình tốt thì mình cũng chẳng thấy mình tốt, người ta nói mình có đạo đức lớn quá thì mình cũng chẳng thấy mình có đạo đức lớn gì cả…
 
Quý vị hình dung thế này: Toàn bộ cơ thể vật lí giống như một hệ thống chạy từ bộ não cho đến các móng chân, móng tay. Do vậy, nếu hệ thống này chạy bình thường thì tính biết hiện hữu bình thường. Quý vị cũng nhớ rằng là không thể thấy tính biết được vì tính biết là vô hình. Cho nên, thầy mới gọi đó là tính linh. Và nếu tính linh này nằm trong cái đầu thì nó sẽ phát sáng ra như một cái đèn pin. Cấu trúc của cái đầu như một bộ máy để cho tính biết phát ra cái hiểu và phát ra cái thấy. Nhưng nếu một trong những thành phần của cấu trúc này bị lệch, ví dụ như đứt một mạch máu hay đứt một dây thần kinh trong não thì tính biết này không phát ra được cái thấy và cái biết bình thường được. Bởi vì, điều kiện để cho tính biết này phát ra cái thấy và cái biết theo cấu trúc của não không còn phù hợp nữa. Dù tính biết hay tính linh này vẫn còn hiện hữu nhưng người đó không thấy và biết bình thường được, có khỉ chỉ nằm im một chỗ… Trong khi đó Phật tính vẫn còn nguyên si.
 
Phật tính cũng giống như điện chạy để thắp sáng nhưng các điều kiện để phát sáng như bóng đèn không có tim thì dù điện có chạy qua nhưng đèn không sáng. Như vậy, giả thiết đặt ra là cái sáng đó là của sự nhìn thấy và sự biết của Phật tính thông qua não. Vậy thì, nếu bộ não bị lệch một pha hay bị hư thì Phật tính không phát ra được chức năng hiểu, thấy và chức năng phân tích thông thường. Cho nên, anh không thể học ngoại ngữ, không biết ăn, không biết mình đói, v..v., vì trong não đã bị hỏng một bộ phận. Do đó dù Phật tính vẫn còn nguyên nhưng do cơ chế hoạt động của não không bình thường nên Phật tính không phát triển được theo hướng của một bộ não bình thường. Quý vị cố gắng hình dung vì điều này hơi khó trình bày!
 
Như vậy, vai trò giữ cho bộ não được ổn định, nào là không thấy mình hay, mình dở, mình vinh, mình nhục, mình được, mình thua.v..v.. Và khi nóng thì biết là nóng, lạnh thì biết là lạnh hay người ta nói xấu thì biết người ta nói xấu, người ta nói tốt thì biết người ta nói tốt, người ta cười thì biết họ cười, người ta khóc thì biết người ta khóc… Tóm lại là mình không định nghĩa và khẳng định về chính mình là tôi là thế này, thế kia… Vậy thì, cái đầu ở  trạng thái hoàn toàn bình thường. Và nếu giữ được như vậy thì chúng ta sẽ sống trong một thế giới, một năng lực nhiệm màu không thể nghĩ bàn được. Chúng ta trở thành một vật thể mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được. Đó chính là bước thứ tư cũng là bước cuối cùng mà Hiền giả Minh Triết phải tiến đến!
 
Các bước Hiền giả Minh Triết phải qua:
1.        Bước thứ nhất là chấm dứt đau khổ do cái đầu làm việc tầm bậy và làm việc chệch.
2.        Bước thứ hai là bước phát triển phẩm hạnh của người Hiền giả Minh Triết chứ không có bước chứng ngộ và không có bước đắc đạo. Phẩm hạnh này đó chính là phẩm hạnh của bậc giác ngộ, bậc đại giác. Vì vậy, chúng ta không phải đi qua bước chứng ngộ, đắc đạo gì cả.
3.        Bước thứ ba là người Hiền giả Minh Triết phát triển toàn bộ thần lực của mình. Thần lực qua lời nói, thần lực qua ý nghĩ và thần lực qua việc làm.  Và trong bước ba này có một loại thần lực đó là thần lực giải thoát.
4.        Bước cuối cùng là người Hiền giả Minh Triết phải tập sống trong thế giới mầu nhiệm.


Tập sống trong thế giới mầu nhiệm tức là Phật tính tự hiểu toàn bộ cơ thể vật lí là một hệ thống hoàn chỉnh, hoàn hảo để cho tính biết hiện hữu. Và chúng ta luôn luôn giữ cái đầu và con tim trong điều kiện ổn định nhất thì chúng ta sẽ sống được trong thế giới mầu nhiện. Lúc ấy, quý vị sẽ biết nó mầu nhiện như thế nào!
 
Duy Tuệ
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân