TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Hổ cốt : Cao và rượu - BS Lê Văn Lân
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Hổ cốt : Cao và rượu - BS Lê Văn Lân

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Thu Feb 18, 2010 3:04 am    Tiêu đề: Hổ cốt : Cao và rượu - BS Lê Văn Lân

Năm cọp bàn về cao hổ cốt

Hổ cốt : Cao và rượu



Tín lý về thuốc theo á đông

Trước đây , hồi bên Việt nam , làm quà cho nhà ai có ông già bà cả vài lạng cao Hổ cốt, tức là đã biếu tặng một món quà trân quí được người ta hân hoan đón nhận.
Cao hổ cốt, cao ban long, cao qui bản, cao bú dù là những món bổ dược cổ truyền trong xã hội Á đông. Nhưng cao hổ cốt được liệt vô hàng quí bậc nhất vì rất khó kiếm nên đắt giá kinh khủng. Ngay dù trả với một món tiền lớn, chưa chắc người ta bảo đảm rằng mua được cao hổ cốt thiệt. Cọp thì năm thì mười họa mới săn được, lấy đâu sẵn xương mà nấu cao...Do đó, sự gian ý ngụy tạo pha trộn với xương trâu, xương bò là điều thường xảy ra. Tôi còn nhớ phụ thân tôi hay kể về chuyện huyền thoại ngoa ngôn để thử cao hổ thứ thiệt thì hoà một chút trong rượu rồi bôi vào cọng của một chiếc lá tre, xong thả trên mặt nước, chiếc lá quay tít là đúng...nhưng lại có kẻ bán cao giả dùng lá tre bôi một giọt Crésyl đậm đặc thì chiếc lá tre quay tít còn bạo hơn nữa, tựa hồ như đã chứa một chút tinh túy mãnh lực của chúa sơn lâm! Hơn nữa, cọp càng ngày càng hiếm; theo số báo National Geographic Magazine tháng 11 năm nay, cọp liệt vào loài dã thú đã lâm vào họa diệt chủng từ bấy lâu. Số cọp còn sót lại ở vùng Đông dương đếm đâu đó vào khoảng 200-300 con. Cọp lại không ở trong rừng sâu vì thiếu mồi săn, mà thường ở các ven rừng rậm để có thể bắt trâu bò dê heo của dân cư.
Cọp dữ và ma thiêng dần dần bị tiêu diệt với cái đà bành trướng của đám dân khai hoang phá rẫy...Câu "Cọp Khánh Hoà, Ma Bình Thuận" đã có giá trị ghi lại thời điểm dân Việt đã lập đồn điền trên đường Nam tiến vào những thế kỷ trước đây. Cọp thường rình người trên những đoạn đường xuyên qua lùm bụi, truông rừng, bởi thế mới có nạn bị cọp vồ khiến khách bộ hành phải đề phòng kinh hãi..; do đó mới nảy sinh câu tục ngữ: "Qua truông, trẽ bòi cho khái" ( Khái, ba mươi là tiếng chỉ cọp) nghĩa là hết còn sợ cọp khi qua khỏi rừng. Câu chuyện " Cọp lẻn về xóm dân cư coi hát "- để trở nên thành ngữ : " coi hát cọp" của người dân Nam Bộ- có lẽ đã bắt nguồn vào cái thuở ông bà họ ngày xưa đốt đuốc chống xuồng trên sông lạch đến coi hát về đêm đã bị cọp rình.
Trước 1975, tôi có lần gặp vài cụ già đỏ da thắm thịt, đi đứng cứng cát, dẻo dai- lưng còn thẳng như lưỡi kiếm của lão học giả Thái văn Kiểm qua lời tả của Hồ Trường An! Mức độ khang kiện của các cụ được đo bằng sự việc các cụ ngồi đánh tài bàn tổ tôm tứ sắc cả ngày cả đêm mà không than đau lưng mỏi mắt...Hỏi thì một cụ hãnh diện cho biết: "...Thằng hai nhà tui đóng đồn ở Cao Nguyên đã kiếm được vài lạng cao hổ cốt " thứ thiệt", đem ngâm rượu. Nó biểu chỉ uống ngày một chung nhỏ hạt mít trước khi đi ngủ thôi! Khỏe ghê !" Nói chí tình, tôi tế nhị không dám vô lễ tọc mạch hỏi thêm...về chuyện " long hổ quyết đấu" đối với cụ nào vẫn còn đang phong độ có bà nhỏ! Tuy nhiên, câu trả lời trên được coi là một chứng ngôn...( không biết đúng được bao nhiêu phần trăm, vì người Việt mình không quen đường lối chứng nghiệm qua kết quả trị liệu lâm sàng hay thống kê gì cả ) nhưng chứng ngôn này đủ làm tăng cái tính chất ly kỳ " danh bất hư truyền" cho cái huyền thoại về hiệu lực của cao hổ cốt. Không sao được khi người ta đã mang một ấn tượng về hình ảnh của chúa sơn lâm với dáng dấp như như con mèo khổng lồ lông vàng vằn đen, nhanh nhen uyển chuyển nhưng có kích thước của một con bò! Nhìn vào nét viết tượng hình của chữ Nho tối cổ (--------), nguời ta nhận định ra những đường vằn tuyệt mỹ của bộ lông cọp qua chữ " Hô" (------) nhưng ở dưới thêm chữ Nhân (----) miêu tả cặp chân trước của cọp lúc ngồi chồm hổm oai vệ như người, đồng thời cũng nói lên sự tinh khôn của loài linh vật như người này. Sức vụt phóng thân mình của cọp kinh khủng còn hơn chiếc xe truck...Và một cái tát nhẹ của bàn chân cọp đủ bứng hẳn phân nửa cái mặt của con người. Sức mạnh phi thường và uyển chuyển của cọp do đâu mà có? Phải chăng đã tích chứa trong bộ xương của nó! Dân Việt còn gọi hổ cọp là Hùm. Hổ và Hùm là hai chữ tượng thanh để chỉ về tiếng rống vang rừng đầy nội lực của chúa sơn lâm. Do đó, khi thi triễn công phu, người Tầu thường áp đảo đối phương bằng cú đấm thôi sơn kèm theo một tiếng hô lớn.
Về quân sự, người Tầu thích đặt những tên như Sư đoàn Mãnh Hổ, Biệt động Lôi Hổ. Đó là cái tín lý của dân A đông cổ truyền về thuyết Hình-Ý tương- ứng cho rằng ngoại hình biểu lộ cái nội-ý, tuơng đương thuyết Thự-danh của Tây phương- Doctrine of Signatures- chữ ký là biểu trưng cho con người. Thuyết Hình-Ý tương ứng áp dụng cho nhiều món thuốc của Á-đông ví dụ như :
* Cứt dơi ( Dạ Minh sa) trị bệnh về Mắt vì loài dơi thấy rõ trong bóng tối ( đúng ra dơi bay đêm nhờ radar). Máu dơi trị chóng mặt xây xẩm vì dơi treo nguợc đu bám trên cành cây.
* Thận hay dái dê , hải cẩu ăn cường dương do ý niệm rằng chúng mạnh về sinh dục
* Mật gấu trị bầm dập vì gấu leo cây té không sao cả
* Vi kỳ của cá mập ăn mạnh gân cốt
* Tổ yến làm bằng nước dãi của chim yến ăn bổ phổi
* Hải sâm, sò huyết ăn bổ âm, bổ dương vì chúng có hình dáng của cơ quan sinh dục của người ta.
Rất nhiều món thuốc A đông dựa trên tín lý này kể ra không hết...Ngoài ra, có những món thuốc lại dựa trên biện chứng dịch lý như Nhung- sừng mềm mới của loài hươu nai ( Chữ Nhung ---viết là chữ " nhĩ"(.....) với bộ " thảo" đầu ( ....), miêu tả hình dáng hai cái gạc trên vành tai). Nhung là cái gạc non mới mọc sau khi cái sừng già cũ rụng đi khi hươu nai ăn cỏ non trong rừng để tự bồi bổ, nên nhung chứa tinh túy của cây cỏ tùy thời điểm :
Nếu Nhung mọc ra vào tiết khí Hạ-chí trong năm, nghĩa là "nhất âm sinh" về Dịch lý thì nhung có đặc tính bổ phần " âm huyết".
Nếu Nhung mọc ra vào tiết khí Đông chí, tương đương với " nhất dương sinh " thì Nhung bổ phần " dương khí".
Người ta còn nhận xét rằng hươu nai lúc nằm cuộn tròn, để kê mũi thở vào lỗ đít, tức là biết bồi duỡng nguyên khí, không để hư hao thất thoát...Do những ý niệm trên, nhung hươu nai nấu cao hay ngâm rượu bổ tinh tủy, khí huyết, mạnh gân cốt, chữa bệnh hư tổn, tai điếc, mắt mờ.
Hổ cốt chủ yếu công hiệu nhất về xương và thần kinh!
Trở về Cọp, bộ phận trên thân hình cọp đều đắc dụng làm thuốc cả, không bỏ thứ gì, duy chỉ có bộ xương là quí vì Cọp mạnh về bộ Cốt. Xương cọp nói chung trên thực tế thì chỗ nào cũng đều dùng được cả nhưng xương tốt nhất là xương đầu và xương ống quyển chân ( hĩnh cốt).
Sau đây là vài cách nhận định về xương cọp thứ thiệt:
Xương ống quyển phiá trước của nó, ở phần dưới gần lắt léo, có một cái rãnh dài đặc biệt gọi là " phượng nhãn". Còn xương quay chân sau rất mỏng.
Hĩnh cốt của cọp có màu vàng nâu với những đường chạy dọc, sờ mịn tay. Cưa ngang thì thấy màu xương vàng hơi đen, có lỗ tủy nhỏ giống như lõi mướp khổ qua là tốt nhất . Đặc biệt xương cọp rất chắc, nặng nhưng cưa lại rất dễ. Xương không dính thịt mới là tốt. ( Phụ thân tôi nói muốn xương tróc sạch thịt người ta phải ngâm bộ xương cọp hàng tuần , hàng tháng dưới suối...)
Rất nhiều sách nói về xương cọp, nhưng tôi thấy có cuốn sách Materia Medica et Pharmacopée Sino- Annamite ( Bản thảo và Dược điển Hoa-Việt) của Perrot E. và Hurrier P. ( Paris 1907) là đáng chú ý vì đã ghi chép nhiều phương thuốc không những của Tàu mà còn của Ta mà chúng ta cần khảo sát liên quan đến phương pháp mà tiền nhân của ta đã dùng để sao tẩm, và điều chế thuốc men . Ví dụ như xương của cọp đực màu vàng là tối hảo. Cọp bị bắn bằng tên độc thì không dùng được vì thuốc độc rút vào máu và đặc biệt nhiễm vào xương, dùng có hại như tác giả Watson nói kỹ rằng đàn bà có thai dùng thì bị đẻ khó!! Xương cọp được đánh vỡ để rửa sạch tủy. Tùy cách bào chế, xương cọp có thể tẩm với nước tiểu hay dấm và sao cho vàng trên lửa than.
Về dược tính thì Xương cọp có vị chua, tính hơi ấm và không độc trong khi thịt cọp cũng có vị chua, nhưng tính lại bình. Xương cọp nhập vào Can kinh và Thận kinh. Xưong cọp có năng lực khu phong (trục gío độc) trấn thống ( trừ đau nhức) , kiện cốt ( mạnh xương), và trấn kinh ( trừ sự kinh hãi) , làm lành các chổ vết thương không lành hay lở lói nặng ( chữ nho nói là ác thương bất dữ, trưởng nhục sanh cơ), trị chứng phong thấp ở khớp xương, bắp thịt bị co rút. Ngoài ra, xương cọp trị đau bụng, thương hàn, sốt rét, sợ nước, trị kiết kinh niên, sa hậu môn, trị hóc xương ở cuống hầu. Đặc biệt thì xương ống quyển cọp trị chứng ống chân sưng.
Xương ống quyển cọp công hiệu nhất cho chứng đau nhức, phong thấp, bắp thịt co giật.
Còn xương sọ cọp thì công hiệu cho chứng kinh hãi, tim nhảy hồi hộp.
Những bệnh nhân bị chứng huyết hư hỏa vượng ( nóng do khô huyết dịch) cấm dùng!
Xương cọp thường được tẩm rượu hay dấm rồi sao khô hay không cho phụ gia phẩm thì khu phong hàn và kiện cân cường cốt.
Về cách dùng bên ngoài thì:
Xương cọp nấu nước tắm để trị sưng khớp vì phong thấp cho người lớn, còn hài nhi sơ sinh thì tắm ngừa được nhiễm trùng, làm kinh, bị ghẻ chốc , đau vặt chậm lớn, khóc vì kinh hãi do quỉ ma bắt.
Xương cọp ngâm rượu đắp trị đau ở đầu gối.
Xương cọp nghiền bột để đắp phỏng hay những chổ lở dưới móng chân cái ( hoặc trị tê liệt theo Regnault)
Trên mặt tâm thần thì người ta dựa tín lý trị liệu vào cái uy linh của chúa Sơn lâm vì vài dữ kiện sau:
* Trên trán cọp có hình chữ " vương" (.......);
* Cọp sống lâu năm thì thành tinh và trổ lông trắng - Bạch hổ!
* và khi ai bị cọp ăn thịt , hồn ma phải đi theo hầu nó gọi là ma " trành" (......), hồn trành phải dụ cho một người khác cho cọp ăn thịt thì hồn mới siêu thoát , cũng giống như chuyện quỉ Dracula của Tây phương, như nhà văn tiền chiến Mai Nguyệt TCHYA Đái đức Tuấn viết trong chuyện Thần Hổ!
Xương cọp và vuốt cọp cùng với lông bàn chân cọp làm bùa cho con nít đeo.
Xương cọp treo trên nóc nhà thì đuổi quỉ ma, khiến người nhà không bị ác mộng.
Trên mỗi bên xương sườn, có một cái xương cong như hình chữ "ất "(Z) gọi là U cốt, dân nhà võ khoái đeo để tỏ ra uy vệ với cấp dưới.
Hình vẽ Cọp treo làm bùa gọi là" Hắc hổ trấn phù"( bùa cọp đen) như phong tục Việt nam ngày xưa thường làm để cho con nít dễ nuôi, khỏi sài đẹn hay ma quỉ bắt.
Trong nhà hắc hổ trấn phù
Sinh con sinh cái nuôi cho dễ dàng
( Trinh Thử)
Đôi khi, dân ta còn treo bùa " Ngũ Hổ" ( 5 ông thần cọp với đủ 5 sắc của Ngũ hành: xanh, đỏ, vàng, trắng , đen)
Hổ cốt đưọc coi là thuốc quí trong những thứ khác trong ý niệm của dân A đông; điều này đã phản ánh và liệt kê rõ ràng trong văn chương của cuốn Trinh thử:
Tìm thầy Biển Thước lập phương,
Mã đề, Qui bản, sà sàng, lộc nhung
Nhân sâm. liên nhục , mật ong
Pha cao hổ cốt, ban long luyện hoàn
Bổ trong ngũ nội đã an,
Vợ chồng lục vị, thập toàn uống chung!
Bây giờ, chúng ta thử đi vào vấn đề bào chế hổ cốt và lập phương:
Trong sự phục dược, thì theo phép thông thường có những hình thứ sau : Thang ( pha trà hay nấu sôi lấy nước), Tán ( nghiền thành bột), Cao (nấu cô lại thành bánh) , Hoàn ( lấy bột vo viên) , Tửu ( ngâm rượu). Về hổ cốt thì cách ngâm rượu và nấu cao hoặc luyện viên là thường nghe nói.
Hổ cốt tửu
Ngâm rượu thì dùng khoảng từ một lạng đến bốn lạng ta ( 1 lạng tương đương 37 gr 500 ) trong một lít rượu, thường là rượu gạo hay rượu vodka càng tốt. Vật liệu ngâm không cần tán bột mà chỉ cần cưa khúc nhỏ để cho tinh tuý dễ tan ra. Thời gian ngâm dưới một tháng chưa đủ để thử, mà cần càng lâu càng tốt- 3 tháng, 6 tháng, một năm- ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ. Nhiều khi rượu thuốc đúng độ được dùng một phần nào đó thì lại châm thêm rượu mới vô.
Hổ cốt thường được dùng trong các chứng teo xương ở hai chi dưới, bắp chân bị co giật, đau ở thắt lưng và đau nhức xương. Hổ cốt được ngâm thuần túy hay được phối hộp với những dược thảo khác chẳng hạn như toa Hổ cốt Mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt.
Toa này lấy từ sách Kinh nghiệm phương, tôi xin kê cứu ra đây với mục đích biên khảo vế văn hoá để quí bạn đọc tường lãm với lời khuyến cáo rằng vấn đề dùng phải có ý kiến tham khảo của Đông Y sĩ về định bệnh lập phương tùy cá nhân.
hổ cốt mộc qua tửu
Hổ cốt ( Tigris Os) 10 gr
Mộc qua ( Chaenomelis fructus) 30 gr
Xuyên khung ( Ligustici rhizoma) 10 gr
Ngưu tất ( Cyathulae radis) 10 gr
Đương qui ( Angelicae sinensis radix) 10 gr
Thiên ma ( Gastrodiae rhizoma ) 10 gr
Ngũ gia bì ( Acanthopanacis radicis cortex) 10 gr
Hồng hoa ( Carthami flos) 10 gr
Tục đoạn ( Dipsaci radix) 10 gr
Kiết cánh ( Solani Melongae radix) 10 gr
Ngọc trúc ( Polygonati officialis rhizoma) 20 gr
Tần cửu ( Gentianae macrophyllae radix) 5 gr
Phòng phong ( Ledebouriellae radix) 5 gr
Tang chi ( Mori ramulus) 40 gr
Rượu Cao lương ( Sorghi spirituss) 3,000 cc
Đường cát ( Saccharon granulatum) 300 gr
Ngoài ra còn những thứ rượu khác như:
HỔ CỐT NHÂN SÂM TỬU
Hổ cốt 10 gr
Nhân sâm 10 gr
Ngâm trong một lít vodka, gin.
Có công hiệu phục chân dương, mạnh gân xương, khu phong khử thấp
Có thai , hoả vượng do âm hư cấm dùng.
Ngoài ra, còn nhiều sự phối hợp như Hổ cốt với đương qui, ngưu tất; hổ cốt với mộc qua, bạch thược...
Cao hổ cốt
Nấu cao tức là nấu vật liệu sau khi tẩy khử những tạp chất ( như thịt, mỡ, tuỷ bám vào xương) bằng lửa cao vừa phải trong nhiều thời gian để tinh túy tan ra, mức nước sôi cạn thì phải canh chừng châm vào. Nấu cao bằng vạc hay chảo đụng lớn, vật liệu chất chung quanh một cái lồng đèn bằng nan tre đan như cái nơm để chính giữa, cốt để dùng gáo múc nước cốt ra. Nước cốt được múc ra thành nhiều đợt, từ đậm rồi lạt từ từ để cuối cùng cô những mẫu nước cốt lại thành cao đặc . Đợt Nước cốt này được múc ra thì lại được châm nước sôi mới vào làm đợt khác. Xác vật liệu chỉ đem vứt khi nước nấu trở thành lạt trong. Giai đoạn cô cao phải canh chừng lửa vừa phải kẻo bị cháy nồi hỏng toàn mẻ cao. Ngày xưa, không có đồng hồ thì phải đốt nhang mà tính thời gian. Đại khái thì nấu cao hổ cốt, ban long, qui bản là như vậy.
Ngày xưa, không có giấy bóng, thì người ta dùng lá chuối khô để gói sau khi cắt miếng rồi cân lượng, ghi nhãn bằng một vuông giấy hồng điều.
Những khảo sát thực nghiệm về hổ cốt
Về thành phần hoá chất, hổ cốt chứa các chất sau: collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonate, magnesium phosphate, kalium carbonate - nhưng collagen là hoạt chất chính.
Gelatin của Hổ cốt chứa 17 amino-acid.
Ở Hoa lục, người Tầu đã làm nhiều khảo sát, tuy nhiên tính chất chính xác, khoa học của sự khảo sát và sự hiệu nghiệm trên duợc lực học và áp dụng lâm sàng ra sao, thế giới bên ngoài chưa đủ dữ kiện và bằng chứng để đánh giá vì tất cả những khảo sát đều thi hành trong nội điạ khép kín của nước Trung hoa. Người ta chắc còn phài chờ đợi và đọc thêm nhiều tài liệu thư tịch từ các xứ khác. Cuốn sách mà tôi tra cứu duy nhất là cuốn Pharmacology and Applications of Chinese Materia Medica ( Dược học và Áp dụng về dược thảo Trung Y) ấn hành do World Scientific Publishing Co. 1987 , do hai tiến sĩ Hsou Mou Chang và Paul Pui thuộc Trung Tâm nghiên cứu về Dược liệu Trung Y của The Chinese University of Hongkong.
Theo sự khảo sát về dược học trên loài vật trong phòng thí nghiệm thì hổ cốt có những công hiệu rõ : kháng viêm. chỉ thống, an thấn, và làm lành xương gẫy. Còn về khảo sát lâm sàng thì , hổ cốt trị đựơc viêm khớp do phong thấp và nhiều dạng phong thấp khác và trường hợp gãy xương với kết quả khả quan rất cao từ 65-92 % !
Hổ cốt và Cẩu cốt!
Nhân đây, tôi thú thực quá đỗi ngạc nhiên khi đọc tài liệu nói trên nói rắng ở Trung hoa xuyên qua những cuộc nghiên cứu khảo sát " khoa học" so sánh trong vòng hơn thập niên này đưa đến nhận định rằng Hổ cốt đương nhiên vẫn tốt như truyền tụng, nhưng xương chó ( sic) có thế thay thế xương cọp mà cái tốt thì bên tám lạng ,bên nửa cân! Cẩu cốt cũng kháng viêm, cũng an thần, cũng trấn thống ngang ngửa với hổ cốt....
Phải chăng điều này làm đảo lộn tín lý cổ truyền của dân gian về xương cọp rất hiếm quí với những dược tính siêu đằng danh bất hư truyền ?
Hổ cốt đương nhiên rất khó kiếm...nhưng cẩu cốt thỉ trong xã hội Á đông...quá sẵn vì người ta thường thưởng thức món mộc tồn đều đều...Nhân trước đây vài năm, tôi thấy ở miền bắc Trung hoa, có đến " hàng ngàn trại nuôi chó để lấy lông làm áo ngự hàn"! Tôi bỗng liên tưởng đến mắc xích dùng xương chó nấu cao thay cho cao hổ cốt biết đâu chẳng là sáng kiến siêu đẳng khai thác đống xương chó cao ngút ngàn sau khi thịt chó lấy lông của những trại nuôi chó khổng lồ kia? Bỏ xương đi thì tiếc...nghiền ra làm phân bón thì cần máy móc lôi thôi, lại tốn kém! Chi bằng nấu cao Cẩu cốt...tốn kém không nhiều mà để dùng không tốt ngang thì tốt dọc...Rồi Nhà nước lại kiếm thêm nguốn tài lợi, một khi người ta tin tưởng! Cái tinh khôn của mấy ông Tầu cọng nghĩ thật là độc đáo. Nghĩ lại thì làm thân con chó ở Âu Tây là tu nhiều kiếp nên sướng đứng hạng ba trên quí vị liền ông; còn ở cái xứ Tầu cọng, chó bị thịt, bị lột da, bị nấu xương làm cao thì thật là tương phản vô cùng, nhưng chả có gì lạ cả.
Mặc dù các cuộc khảo sát của Tầu Hoa Lục đã xác định một cách " cách mạng" rằng Cẩu cốt tốt không thua Hổ cốt trên phương diện dược học và lâm sàng thì tâm lý người quen dùng vẫn thiên về Hổ cốt

Tín lý về thuốc theo á đông
Trước đây , hồi bên Việt nam , làm quà cho nhà ai có ông già bà cả vài lạng cao Hổ cốt, tức là đã biếu tặng một món quà trân quí được người ta hân hoan đón nhận.
Cao hổ cốt, cao ban long, cao qui bản, cao bú dù là những món bổ dược cổ truyền trong xã hội Á đông. Nhưng cao hổ cốt được liệt vô hàng quí bậc nhất vì rất khó kiếm nên đắt giá kinh khủng. Ngay dù trả với một món tiền lớn, chưa chắc người ta bảo đảm rằng mua được cao hổ cốt thiệt.  Cọp thì năm thì mười họa mới săn được, lấy đâu sẵn xương mà nấu cao...Do đó,  sự gian ý ngụy tạo pha trộn với xương trâu, xương bò là điều thường xảy ra.  Tôi còn nhớ phụ thân tôi hay kể về chuyện huyền thoại ngoa ngôn để  thử cao hổ thứ thiệt thì  hoà một chút trong rượu rồi bôi vào cọng của một chiếc lá tre, xong thả trên mặt nước, chiếc lá quay tít là đúng...nhưng lại có kẻ bán cao giả dùng lá tre bôi một giọt Crésyl đậm đặc thì chiếc lá tre quay tít còn bạo hơn nữa, tựa hồ như đã chứa một chút tinh túy mãnh lực của chúa sơn lâm! Hơn nữa, cọp càng ngày càng hiếm; theo số báo National Geographic Magazine tháng 11 năm nay, cọp liệt vào loài dã thú  đã lâm vào họa  diệt chủng từ bấy lâu. Số cọp còn sót lại ở vùng Đông dương đếm đâu đó vào khoảng 200-300 con. Cọp lại không ở trong rừng sâu vì thiếu mồi săn,  mà thường ở các ven rừng rậm để có thể bắt trâu bò dê heo của dân cư.  Cọp dữ và ma thiêng dần dần bị tiêu diệt với cái đà bành trướng của đám dân khai hoang phá rẫy...Câu "Cọp Khánh Hoà, Ma Bình Thuận" đã có giá trị ghi lại thời điểm dân Việt đã lập đồn điền trên đường Nam tiến vào những thế kỷ trước đây. Cọp thường rình người trên những đoạn đường xuyên qua lùm bụi, truông rừng, bởi thế mới có nạn bị cọp vồ khiến khách bộ hành phải đề phòng kinh hãi..; do đó mới nảy sinh câu tục ngữ: "Qua truông, trẽ bòi cho khái" ( Khái, ba mươi là tiếng chỉ cọp) nghĩa là hết còn sợ cọp khi qua khỏi rừng. Câu chuyện " Cọp lẻn về xóm dân cư coi hát "- để trở nên thành ngữ : " coi hát cọp" của người dân Nam Bộ- có lẽ đã bắt nguồn vào cái thuở ông bà họ  ngày xưa đốt đuốc chống xuồng trên sông  lạch đến coi hát về đêm đã bị cọp rình.
Trước 1975, tôi có lần gặp vài cụ già  đỏ da thắm thịt, đi đứng cứng cát, dẻo dai- lưng còn thẳng như lưỡi kiếm của lão học giả Thái văn Kiểm qua lời tả của Hồ Trường An! Mức độ khang kiện của các cụ được đo bằng sự việc các cụ ngồi đánh tài bàn tổ tôm tứ sắc cả ngày cả đêm mà không than đau lưng mỏi mắt...Hỏi thì một cụ hãnh diện cho biết: "...Thằng hai nhà tui đóng đồn ở Cao Nguyên đã kiếm được vài lạng cao hổ cốt " thứ thiệt", đem ngâm rượu.  Nó biểu chỉ uống ngày một chung nhỏ hạt mít trước khi đi ngủ thôi! Khỏe ghê !" Nói chí tình, tôi tế nhị không dám vô lễ tọc mạch hỏi thêm...về chuyện " long hổ quyết đấu" đối với cụ nào vẫn còn đang phong độ có bà nhỏ!  Tuy nhiên, câu trả lời trên được coi là một chứng ngôn...( không biết đúng được bao nhiêu phần trăm, vì người Việt mình không quen đường lối chứng nghiệm qua kết quả trị liệu lâm sàng hay thống kê gì cả )  nhưng chứng ngôn này đủ làm tăng cái tính chất ly kỳ " danh bất hư truyền" cho cái huyền thoại về hiệu lực của cao hổ cốt. Không sao được khi người ta  đã mang một ấn tượng về hình ảnh của chúa sơn lâm với dáng dấp như như con mèo khổng lồ lông vàng vằn đen, nhanh nhen uyển chuyển nhưng có kích thước của một con bò! Nhìn vào nét viết tượng hình của chữ Nho tối cổ (--------), nguời ta nhận định ra những đường vằn tuyệt mỹ của bộ lông cọp qua chữ " Hô" (------) nhưng ở dưới thêm chữ Nhân (----) miêu tả cặp chân trước của cọp lúc ngồi chồm hổm oai vệ như người, đồng thời  cũng nói lên sự tinh khôn của loài linh vật như người này. Sức vụt phóng thân mình của cọp kinh khủng còn hơn chiếc xe truck...Và một cái tát nhẹ của bàn chân cọp đủ bứng hẳn phân nửa cái mặt của con người.   Sức mạnh phi thường và uyển chuyển của cọp do đâu mà có? Phải chăng đã tích chứa trong bộ xương của nó! Dân Việt còn gọi hổ cọp là Hùm. Hổ và Hùm là hai chữ tượng thanh để chỉ về tiếng rống vang rừng đầy nội lực của chúa sơn lâm. Do đó, khi thi triễn công phu, người Tầu thường áp đảo đối phương bằng cú đấm thôi sơn kèm theo một tiếng hô lớn.
Về quân sự, người Tầu thích đặt những tên như Sư đoàn Mãnh Hổ, Biệt động Lôi Hổ. Đó là cái tín lý của dân A đông cổ truyền về thuyết Hình-Ý tương- ứng cho rằng ngoại hình biểu lộ cái nội-ý, tuơng đương thuyết Thự-danh của Tây phương- Doctrine of Signatures- chữ ký là biểu trưng cho con người.  Thuyết Hình-Ý tương ứng áp dụng cho nhiều món thuốc của Á-đông ví dụ như :
* Cứt dơi ( Dạ Minh sa) trị bệnh về Mắt vì loài dơi thấy rõ trong bóng tối ( đúng ra dơi bay đêm nhờ radar). Máu dơi trị chóng mặt xây xẩm vì dơi treo nguợc đu bám trên cành cây.
* Thận hay dái dê , hải cẩu ăn cường dương do ý niệm rằng chúng mạnh về sinh dục
* Mật gấu trị bầm dập vì gấu leo cây té không sao cả
* Vi kỳ của cá mập ăn mạnh gân cốt
* Tổ yến làm bằng nước dãi  của chim yến ăn bổ phổi
* Hải sâm, sò huyết ăn bổ âm, bổ dương vì chúng có hình dáng của cơ quan sinh dục của người ta.
Rất nhiều món thuốc A đông dựa trên tín lý này kể ra không hết...Ngoài ra, có những món thuốc lại dựa trên biện chứng dịch lý như Nhung- sừng mềm mới của loài hươu nai ( Chữ Nhung ---viết là chữ " nhĩ"(.....) với bộ " thảo" đầu ( ....), miêu tả hình dáng hai cái gạc trên vành tai). Nhung là cái gạc non mới mọc sau khi cái sừng già cũ rụng đi khi hươu nai ăn cỏ non trong rừng để tự bồi bổ, nên nhung chứa tinh túy của cây cỏ tùy thời điểm :
Nếu Nhung mọc ra vào tiết khí  Hạ-chí trong năm, nghĩa là "nhất âm sinh" về Dịch lý thì nhung có đặc tính bổ phần " âm huyết".
Nếu Nhung mọc ra vào tiết khí Đông chí, tương đương với " nhất dương sinh " thì Nhung bổ phần " dương khí".
Người ta còn nhận xét rằng hươu nai lúc nằm cuộn tròn, để kê mũi thở vào lỗ đít, tức là biết bồi duỡng nguyên khí, không để hư hao thất thoát...Do những ý niệm trên, nhung hươu nai nấu cao hay ngâm rượu bổ tinh tủy, khí huyết, mạnh gân cốt, chữa bệnh hư tổn, tai điếc, mắt mờ.

Hổ cốt chủ yếu công hiệu  nhất về xương và thần kinh!
Trở về Cọp, bộ phận trên thân hình cọp đều đắc dụng làm thuốc cả, không bỏ thứ gì, duy chỉ có bộ xương là quí vì Cọp mạnh về bộ Cốt. Xương cọp nói chung trên thực tế thì chỗ nào cũng đều dùng được cả nhưng xương tốt nhất là xương đầu và  xương ống quyển chân ( hĩnh cốt).

Sau đây là vài cách nhận định về xương cọp thứ thiệt:
Xương ống quyển phiá trước của nó,  ở phần dưới gần lắt léo, có một cái rãnh dài đặc biệt gọi là " phượng nhãn". Còn xương quay chân sau rất mỏng.
Hĩnh cốt của cọp có màu vàng nâu với những đường chạy dọc, sờ mịn tay. Cưa ngang thì thấy màu xương vàng hơi đen, có lỗ tủy nhỏ giống như lõi mướp khổ qua  là tốt nhất . Đặc biệt xương cọp rất chắc, nặng nhưng cưa lại rất dễ. Xương không dính thịt mới là tốt. ( Phụ thân tôi nói muốn xương tróc sạch thịt người ta phải ngâm bộ xương cọp hàng tuần , hàng tháng dưới suối...)

Rất nhiều sách nói về xương cọp, nhưng tôi thấy có cuốn sách Materia Medica et Pharmacopée Sino- Annamite ( Bản thảo và Dược điển Hoa-Việt) của Perrot E. và Hurrier P. ( Paris 1907) là đáng chú ý vì đã ghi chép nhiều phương thuốc không những của Tàu mà còn của Ta mà chúng ta cần khảo sát liên quan đến phương pháp mà tiền nhân của ta đã dùng để sao tẩm, và điều chế thuốc men . Ví dụ như xương  của cọp đực màu vàng là tối hảo. Cọp bị bắn bằng tên độc thì không dùng được vì thuốc độc rút vào máu và đặc biệt nhiễm vào xương, dùng có hại như tác giả Watson nói kỹ  rằng đàn bà có thai dùng thì bị đẻ khó!! Xương cọp được đánh vỡ để rửa sạch tủy. Tùy cách bào chế, xương cọp có thể tẩm với nước tiểu hay dấm và sao cho vàng trên lửa than.

Về dược tính thì Xương cọp có vị chua, tính hơi ấm và không độc trong khi thịt cọp cũng có vị chua, nhưng tính lại bình. Xương cọp nhập vào Can kinh và Thận kinh. Xưong cọp có năng lực khu phong (trục gío độc) trấn thống ( trừ đau nhức) , kiện cốt ( mạnh xương), và  trấn kinh ( trừ sự kinh hãi) , làm lành các chổ vết thương không lành hay lở lói nặng ( chữ nho nói là ác thương bất dữ, trưởng nhục sanh cơ), trị chứng phong thấp ở khớp xương, bắp thịt bị co rút.  Ngoài ra, xương cọp trị đau bụng, thương hàn, sốt rét, sợ nước, trị kiết kinh niên, sa hậu môn, trị hóc xương ở cuống hầu.  Đặc biệt thì xương ống quyển cọp trị chứng ống chân sưng.
Xương ống quyển cọp công hiệu nhất cho chứng đau nhức, phong thấp, bắp thịt co giật.
Còn xương sọ cọp thì công hiệu cho chứng kinh hãi, tim nhảy hồi hộp.
Những bệnh nhân bị chứng huyết hư hỏa vượng ( nóng do khô huyết dịch) cấm dùng!
Xương cọp thường được tẩm rượu hay dấm rồi sao khô hay không cho phụ gia phẩm thì khu phong hàn và kiện cân cường cốt.

Về cách dùng bên ngoài thì:
Xương  cọp nấu nước tắm để trị sưng khớp vì phong thấp cho người lớn, còn hài nhi sơ sinh thì tắm ngừa được nhiễm trùng, làm kinh, bị ghẻ chốc , đau vặt chậm lớn, khóc vì kinh hãi do quỉ ma bắt.
Xương cọp ngâm rượu đắp  trị đau ở đầu gối.
Xương cọp nghiền bột để đắp phỏng hay những chổ lở dưới móng chân cái ( hoặc trị tê liệt theo Regnault)
Trên mặt tâm thần thì người ta dựa tín lý trị liệu vào cái uy linh của chúa Sơn lâm vì vài dữ kiện sau:
* Trên trán cọp có hình chữ " vương" (.......);
* Cọp sống lâu năm thì thành tinh và trổ lông trắng - Bạch hổ!
* và khi ai bị cọp ăn thịt , hồn ma phải đi theo hầu nó gọi là ma " trành" (......), hồn trành phải dụ cho một người khác cho  cọp ăn thịt thì hồn mới siêu thoát , cũng giống như chuyện quỉ Dracula của Tây phương, như nhà văn tiền chiến Mai Nguyệt TCHYA Đái    đức Tuấn viết trong chuyện Thần Hổ!
Xương cọp và vuốt cọp cùng với lông bàn chân cọp làm bùa cho con nít đeo.
Xương cọp treo trên nóc nhà thì đuổi quỉ ma, khiến người nhà không bị ác mộng.
Trên mỗi bên xương sườn, có một cái xương cong như hình chữ "ất "(Z) gọi là U cốt, dân nhà võ khoái đeo để tỏ ra uy vệ với cấp dưới.
Hình vẽ Cọp  treo làm bùa gọi là" Hắc hổ trấn phù"( bùa cọp đen) như phong tục Việt nam ngày xưa thường làm để cho con nít dễ nuôi, khỏi sài đẹn hay ma quỉ bắt.
                       Trong nhà hắc hổ trấn phù
                       Sinh con sinh cái nuôi cho dễ dàng
                                              ( Trinh Thử)
Đôi khi, dân ta còn treo bùa " Ngũ Hổ" ( 5 ông thần  cọp với đủ 5 sắc của Ngũ hành: xanh, đỏ, vàng, trắng , đen)

Hổ cốt đưọc coi là thuốc quí trong những thứ khác trong ý niệm của dân A đông; điều này đã phản ánh và liệt kê rõ ràng trong văn chương của cuốn Trinh thử:
                       Tìm thầy Biển Thước lập phương,
                       Mã đề, Qui bản, sà sàng, lộc nhung
                       Nhân sâm. liên nhục , mật ong
                       Pha cao hổ cốt, ban long luyện hoàn
                       Bổ trong ngũ nội đã an,
                       Vợ chồng lục vị, thập toàn uống chung!
Bây giờ, chúng ta thử đi vào vấn đề bào chế hổ cốt và lập phương:
Trong sự phục dược, thì theo phép thông thường có những hình thứ sau : Thang ( pha trà hay nấu sôi lấy nước), Tán ( nghiền thành bột), Cao (nấu cô lại thành bánh) , Hoàn ( lấy bột vo viên) , Tửu ( ngâm rượu). Về hổ cốt thì cách ngâm rượu  và nấu cao hoặc luyện viên là thường nghe nói.

Hổ cốt tửu
Ngâm rượu thì dùng khoảng từ một lạng đến bốn lạng ta ( 1 lạng tương đương 37 gr 500 ) trong một lít rượu, thường là rượu gạo hay rượu vodka càng tốt. Vật liệu ngâm không cần tán bột mà chỉ cần cưa khúc nhỏ để cho tinh tuý dễ tan ra. Thời gian ngâm dưới một tháng chưa đủ để thử, mà cần càng lâu càng tốt- 3 tháng, 6 tháng, một năm- ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ. Nhiều khi rượu thuốc đúng độ được dùng một phần nào đó thì lại châm thêm rượu mới vô.
Hổ cốt thường được dùng trong các chứng teo xương ở hai chi dưới, bắp chân bị co giật, đau ở thắt lưng và đau nhức xương. Hổ cốt được ngâm thuần túy hay được phối hộp với những dược thảo khác chẳng hạn như toa Hổ cốt Mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt.
Toa này lấy từ sách Kinh nghiệm phương, tôi xin kê cứu ra đây với mục đích biên khảo vế văn hoá  để quí bạn đọc tường lãm với lời khuyến cáo rằng vấn đề dùng phải có ý kiến tham khảo của Đông Y sĩ về định bệnh lập phương tùy cá nhân.
hổ cốt mộc qua tửu
Hổ cốt ( Tigris Os)                                          10 gr
Mộc qua ( Chaenomelis fructus)                      30 gr
Xuyên khung ( Ligustici rhizoma)                     10 gr
Ngưu tất ( Cyathulae radis)                             10 gr
Đương qui ( Angelicae sinensis radix)               10 gr
Thiên ma ( Gastrodiae rhizoma )                      10 gr
Ngũ gia bì ( Acanthopanacis radicis cortex)     10 gr
Hồng hoa ( Carthami flos)                               10 gr
Tục đoạn ( Dipsaci radix)                                10 gr
Kiết cánh ( Solani Melongae radix)                  10 gr
Ngọc trúc ( Polygonati officialis rhizoma)         20 gr
Tần cửu ( Gentianae macrophyllae radix)           5 gr
Phòng phong ( Ledebouriellae radix)                5 gr
Tang chi ( Mori ramulus)                                 40 gr
Rượu Cao lương ( Sorghi spirituss)              3,000 cc
Đường cát  ( Saccharon granulatum)                300 gr
Ngoài ra còn những thứ rượu khác như:

HỔ CỐT NHÂN SÂM TỬU
Hổ cốt                         10  gr
Nhân sâm                    10 gr
Ngâm trong một lít vodka, gin.
Có công hiệu phục chân dương, mạnh gân xương, khu phong khử thấp
Có thai , hoả  vượng do âm hư cấm dùng.
Ngoài ra, còn nhiều sự phối hợp như Hổ cốt với đương qui, ngưu tất; hổ cốt với mộc qua, bạch thược...

Cao hổ cốt
Nấu cao tức là nấu vật liệu sau khi tẩy khử những tạp chất ( như thịt, mỡ, tuỷ bám vào xương) bằng lửa cao vừa phải trong nhiều thời gian để tinh túy tan ra, mức nước sôi cạn thì phải canh chừng châm vào. Nấu cao bằng vạc hay chảo đụng lớn, vật liệu chất chung quanh một cái lồng đèn bằng nan tre đan như cái nơm để chính giữa, cốt để dùng gáo múc nước cốt ra. Nước cốt được múc ra thành nhiều đợt, từ đậm rồi lạt từ từ  để cuối cùng cô những mẫu nước cốt  lại thành cao đặc .  Đợt Nước cốt này được múc ra thì lại được châm nước sôi mới vào làm đợt khác.  Xác vật liệu chỉ đem vứt khi nước nấu  trở thành lạt trong.  Giai đoạn cô cao phải canh chừng lửa vừa phải kẻo bị cháy nồi hỏng toàn mẻ cao. Ngày xưa, không có đồng hồ thì phải đốt nhang mà tính thời gian.  Đại khái thì nấu cao hổ cốt, ban long, qui bản là như vậy.
Ngày xưa, không có giấy bóng, thì người ta dùng lá chuối khô để gói sau khi cắt miếng rồi cân lượng, ghi nhãn bằng một vuông giấy hồng điều.

Những khảo sát thực nghiệm về hổ cốt
Về thành phần hoá chất, hổ cốt chứa các chất sau: collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonate, magnesium phosphate, kalium carbonate  - nhưng  collagen là hoạt chất chính.
Gelatin của  Hổ cốt chứa 17 amino-acid.
Ở Hoa lục, người Tầu đã làm nhiều khảo sát,  tuy nhiên tính chất chính xác, khoa học của sự khảo sát và sự hiệu nghiệm trên duợc lực học và áp dụng lâm sàng ra sao, thế giới bên ngoài chưa đủ dữ kiện và bằng chứng để đánh giá  vì tất cả những khảo sát đều thi hành trong nội điạ khép kín của nước Trung hoa. Người ta chắc còn phài chớ đợi và đọc thêm nhiều tài liệu thư tịch từ các xứ khác. Cuốn sách mà tôi tra cứu duy nhất là cuốn Pharmacology and Applications of Chinese Materia Medica  ( Dược học và Áp dụng về dược thảo Trung Y) ấn hành do World Scientific Publishing Co. 1987 , do hai tiến sĩ Hsou Mou Chang và Paul Pui thuộc Trung Tâm nghiên cứu về Dược liệu Trung Y của The Chinese University of Hongkong.
Theo sự khảo sát về dược học trên loài vật trong phòng thí nghiệm thì hổ cốt có những công hiệu rõ : kháng viêm. chỉ thống, an thấn, và làm lành xương gẫy. Còn về khảo sát lâm sàng thì , hổ cốt trị đựơc  viêm khớp do phong thấp và nhiều dạng phong thấp khác và trường hợp gãy xương  với kết quả khả quan rất cao từ 65-92 % !


Được sửa bởi DIEU HUYEN ngày Thu Feb 18, 2010 3:15 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Thu Feb 18, 2010 3:13 am    Tiêu đề:

Hổ cốt và Cẩu cốt!
Nhân đây, tôi thú thực quá đỗi ngạc nhiên khi đọc tài liệu nói trên nói rắng ở Trung hoa xuyên qua những  cuộc nghiên cứu khảo sát  " khoa học" so sánh trong vòng hơn thập niên này  đưa đến nhận định rằng Hổ cốt đương nhiên vẫn tốt như truyền tụng, nhưng xương chó ( sic) có thế thay thế xương cọp mà cái tốt thì bên tám lạng ,bên nửa cân! Cẩu cốt cũng kháng viêm, cũng an thần, cũng trấn thống ngang ngửa với hổ cốt....
Phải chăng điều này làm đảo lộn tín lý cổ truyền của dân gian về xương cọp  rất hiếm quí với những dược tính siêu đằng danh bất hư truyền ?
Hổ cốt đương nhiên rất khó kiếm...nhưng cẩu cốt thỉ trong xã hội Á đông...quá sẵn vì người ta thường thưởng thức món mộc tồn đều đều...Nhân trước đây vài năm, tôi thấy ở miền bắc Trung hoa, có đến " hàng ngàn trại nuôi chó để lấy lông làm áo ngự hàn"! Tôi bỗng liên tưởng đến mắc xích dùng xương chó nấu cao thay cho cao hổ cốt biết đâu chẳng là sáng kiến siêu đẳng khai thác đống xương chó cao ngút ngàn sau khi thịt chó lấy lông của những trại nuôi chó khổng lồ kia? Bỏ xương đi thì tiếc...nghiền ra làm phân bón thì cần máy móc lôi thôi, lại tốn kém! Chi bằng nấu cao Cẩu cốt...tốn kém không nhiều mà để dùng không tốt ngang thì tốt dọc...Rồi Nhà nước lại kiếm thêm nguốn tài lợi, một khi người ta tin tưởng! Cái tinh khôn của mấy ông Tầu cọng nghĩ thật là độc đáo. Nghĩ lại thì làm thân con chó ở Âu Tây là tu nhiều kiếp nên sướng đứng hạng ba trên quí vị liền ông; còn ở cái xứ Tầu cọng, chó bị thịt, bị lột da, bị nấu xương làm cao thì thật là tương phản vô cùng, nhưng chả có gì lạ cả.
Mặc dù các cuộc khảo sát của Tầu Hoa Lục đã xác định một cách " cách mạng"  rằng Cẩu cốt tốt không thua Hổ cốt trên phương diện dược học và lâm sàng thì tâm lý người quen dùng vẫn thiên về Hổ cốt...

BS Lê Văn Lân
_________________

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân