TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ý NGHĨA CỦA NGÀY TÌNH YÊU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ý NGHĨA CỦA NGÀY TÌNH YÊU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Võ Đức Minh



Ngày tham gia: 23 Aug 2009
Số bài: 21

Bài gửiGửi: Sat Feb 13, 2010 2:49 pm    Tiêu đề: Ý NGHĨA CỦA NGÀY TÌNH YÊU
Tác Giả: HỒ ÐINH

Ý NGHĨA CỦA NGÀY TÌNH YÊU

                                                         HỒ ÐINH

Tháng 10-1996, GS Timotly Thylar, một chuyên viên về khảo cổ và nhân chủng học tại Ðại Học Cambridge Anh Quốc, đã phát hành tác phẩm ‘Tình Dục Thời Tiền Sử’, từ khảo nghiệm của một xác ướp vừa tìm thấy tại vùng biên giới Áo-Ý, xác này sống cách đây khoảng 5000 năm. Qua tài liệu, tác giả đưa ra các chứng minh về sinh hoạt tình dục của người tiền sử. Theo đó, họ chẳng những biết được chuyện trai gái phòng the, mà còn nghĩ được nhiều phương cách làm thỏa mãn tình dục. Quyển sách trên còn chứng minh người tình sử, đã biết phân biệt thế nào là Ái ân tình tự, Sự truyền giống, Sinh đẻ. Tất cả xảy ra trước, mở đường để cho các dân tộc Cổ Ai Cập, Hy Lạp, La Mã.. biết sử dụng thuốc ngừa thai. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện được nhiều tài liệu cũng như hiện vật, cách đây mấy ngàn năm, họ đã biết sử dụng cây cỏ để làm chất kích dục, như cây mồ hôi có tác dụng trị bệnh thông thường của phụ nữ trước ngày có kinh, đồng thời còn là loại thuốc kích dục rất hiệu nghiệm.



           Các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy nhiều tượng phụ nữ khỏa thân thời tiền sử, được nghệ nhân tạc rất linh động và khiêu gợi, nổi bậc ở phần bộ phận sinh dục. Tại Pháp, các nhà khoa học còn tìm được một cây gậy, hai đầu có tạc hình cơ quan sinh dục đàn ông, trong tư thế Dordongac, dài từ 10-18cm, mà Timothy cho rằng , đây là dụng cụ để các phụ nữ tiền sử tự thỏa mãn tình dục. Ðây cũng là vật dụng mà các bộ lạc, dùng để phá trinh các thiếu nữ trong các cuộc tế lễ. Tại Varna-Bảo Gia Lợi, cũng tìm thấy một chiếc bao bằng vàng đã lũng đầu, nằm giữa hai đùi một bức tượng nam, mà các nhà khoa học cho rằng, đây chính là hình thức chiếc bao cao su ngừa thai thời nay, phù hợp với sinh hoạt của phụ nữ lúc đó, phải làm việc để sinh tồn, nên cần ngừa thai cai đẻ.



           Trong ngày lễ Valentine’s năm ngoái, lúc nam nữ trên thế giới đang tưng bừng ăn mừng vui chơi, để kỷ niệm cuộc tình của mình, thì các nhà khoa học Mỹ trong tổ chức ‘ American Association for the Advancement of science ‘ lại tuyên bố rằng ‘ chuyện tình lảng mạng xưa nay cuả trai gái, chẳng là cái quái gì cả, vì đó chỉ là phản ứng hóa học của cơ thể, không hơn không kém ‘.



           Lời tuyên bố trên đã làm các vị thức giả bất bình, vì với họ thì tình yêu là một biểu tượng thiêng liêng nhất của con người, mà chưa ai định nghĩa nổi. Ðó là sự phát sinh nảy nở, do rung động của trái tim sâu thẳm, tạo nên các trạng thái yêu, ghen, hờn, hận và đam mê. Bởi vậy tình yêu làm sao có thể phát sinh từ ống nghiệm ?



           Rồi thì càng ngày càng có nhiều nhà khoa học nhập cuộc, đưa thêm các minh chứng làm nền tảng cho lời tuyên bố trên, như bác sỹ người Úc Tony Furmar khi cho rằng :’ trong tiềm thức của con người luôn luôn bị chỉ huy bởi một mệnh lệnh sinh học’. Xúc cảm và tình yêu cũng vậy, cả hai lĩnh vực này đều do não bộ và con tim phụ trách chung, qua sự luân lưu của hóa chất. Riêng kích thích tố ‘ Hormone’cũng là một vấn đề được đem ra bàn cãi và được tạp chí US New and World Report, dựa vào cuộc thử nghiệm chuột, để chứng minh tác dụng hửu hiệu của Hormone, mà khoa học gọi là ‘ Dược Chất Tình Yêu’, khiến chuột cái và đực khắng khít hơn lúc bình thường.



           Vì đây là sự phát hiện gây cấn nhất của thập niên cuối thế kỷ XX, nên càng ngày càng sôi nổi. Với tiến sĩ Helen Fisher của trường đại học New York, tác giả sách ‘Giải Phẫu Tình Yêu’, đã trưng ra các chất hóa học trong cơ thể con người, có tác dụng kích thích và gây mê nơi hai tâm hồn đang yêu thích. Ðó là các chất Adrénaline, Dopamine, Norepine, Phrine và đặc biệt là chất Phelylethylamine, thường được viết tắt là PEA. Riêng tiến sĩ Marta Frid của Úc, thì diễn tả trạng thái hóa học của con người, bị tiếng sét ái tình, sẽ có các phản ứng như hai bàn tay bịn rịn mồ hôi, mặt mày đỏ hồng nóng hổi, hơi thở dồn dập đứt đoạn. Tất cả đều là phản ứng của cơ thể, khi trung khu thần kinh, tiết ra các chất kích thích tố tới hệ thần kinh.



           Nhưng các hóa chất PEA cũng không tồn tại lâu dài trong cơ thể, giống như người bệnh quen thuốc. Ðó là trường hợp của các cuộc tình chết yểu, khi một trong hai kẻ yêu nhau đã lạnh nhạt qua tác dụng của chất PEA. Ngoài ra não bộ thường xuyên sản xuất chất giảm đau Endrophine, có khả năng làm phai nhạt bớt sự nồng cháy của đam mê. Thật ra từ năm 1906, các bác sỹ đã tìm được hóa chất Oxytocin tạo nên sữa mẹ của loài có vú ( người cũng như vật) và các kích thích tố sinh dục Testosterone, Oestrogen.. Tuy nhiên cuối cùng khoa học cũng khựng điếng, không trả lời được, vì sao các hoá chất trên, chỉ có tác dụng gây nên cảm xúc, yêu thương và đam mê giữa người vói người được chọn làm ý trung nhân hay bạn đời. Trái lại không có tác dụng gì hết đối với những người ngoại cuộc ?          



           Nhưng dù có tuyên bố gì gì chăng nửa, thì tình yêu vĩnh cửu vẫn là nguồn hạnh phúc nhất trần gian, đối với con người. Từ đó qua thời gian nhân loại đã phát sinh ra nhiều tập tục, mang đầy ý nghĩa của Ngày Tình Yêu, lưu truyền cho tới hôm nay :



+ TUYÊN BỐ KẾT HÔN :



           Tục này phát xuất từ thời Hoàng đế Charlemagne của Pháp (742-814). Lúc đó nước Pháp thường xảy ra các cuộc hôn nhân có tính cách loạn luân, do các người cùng huyết thống lấy lẫn nhau, làm băng hoại xã hội, khiến con cháu mang nhiều chứng bệnh di truyền. Ðể chấn chỉnh thuần phong mỹ tục, triều đình ra lệnh tất cả thần dân trong nước, phải ‘ Thông Báo Kết Hôn ‘, thời hạn bảy ngày trước khi làm lễ cưới. Mỹ tục này tới nay vẫn được liên tục và chấp nhận.



           Phát sinh từ đầu thế kỷ thứ V sau TL, trong xã hội của các dân tộc thuộc nhóm Anglo-Saxon. Thời đó, theo phong tục bó buộc chú rể tương lai, phải bẻ một vật gì để trao cho cô dâu một nửa và mình giữ phần còn lại. Năm 860 sau TL, Giáo Hoàng Nicolas đệ I, ban lệnh xuống các tín đồ Thiên Chúa Giáo, phải làm Nhẫn Ðính Hôn bằng vàng, để tỏ sự tín nhiệm của chú rể tương lai, đối với nhà gái.



           Về nguồn gốc của chiếc nhẫn cưới cũng rất phức tạp. Với người Goths, thì đó là biểu tượng để cô dâu bị bắt cóc, phải ràng buộc với người chồng. Riêng cổ Ai Cập vào khoảng năm 1800 trước TL, thì việc hai bên trao đổi nhẫn cưới, để biểu lộ sự vĩnh cửu của tình yêu, vì với họ, vòng tròn là hình ảnh bất phân ly không bao giờ chia cắt. Tại Ấn Ðộ, người ta đeo nhẫn cưới vào ngón tay cái trái, còn dân Hébreux lại thích đeo ở ngón trỏ. Tuy nhiên theo sử liệu, thì chính người Hy Lạp mới là tác giả của tục đeo nhẫn cưới vào ngón áp út được phổ biến cho tới ngày nay. Chính các bác sỹ cũng xác nhận rằng, ngón áp út có thể gọi là ngón tay ‘ tình yếu’, vì tại đây có một tĩnh mạch thông tới tận trái tim. Riêng đạo Thiên Chúa thì giải thích việc đeo nhẫn cưới vào ngón tay áp út như sau :’khi đeo nhẫn vào ngón tay cô dâu, đầu tiên chú rể chạm chiếc nhẫn vào ngón tay trỏ rồi niệm nhân danh Cha, kế tới là ngón giữa nhân danh Con và cuối cùng đeo nhẫn vào ngón áp út, khi niệm Thánh Thần và Amen.

         

+ PHÙ RỄ :



           Vào thế kỷ thứ I trước TL, các dân tộc Goths (tổ tiên người Ðức ), có tục lấy vợ cùng làng, nên đã xảy ra nhiều trường hợp ngang trái vì không vừa bụng. Do trên nhiều ngươi đã phải bắt cóc các cô gái khác làng để đem về làm vợ. Phong tục này phải nhờ một người bạn giúp đỡ, gọi là phù rễ. Buổi đó, người phù rể vừa là đại diện của đàng trai cũng như người bảo vệ chú rể chống lại các hành động của bên vợ. Ngày nay, người rễ phụ có nhiệm vụ giữ nhẫn cưới của hai họ.



+ TỤC CÔ DÂU ÐỨNG BÊN TRÁI CHÚ RỂ :



           Tục này cũng phát xuất từ dân tộc Goths. Do sự bắt cóc gái về làm vợ, nên chú rể lúc nào cũng sợ bị trả thù. Do đó trong ngày cưới, đã có sự sắp xếp cô dâu đứng bên trái chàng rễ, để anh ta dùng tay trái ôm giữ nàng, còn tay mặt được tự do để ứng phó kịp thời với bất trắc do đàn gái gây ra.



+ ÁO CƯỚI MÀU TRẮNG :Phong tục này chỉ xuất hiện sau năm 1830. Trước kia cô dâu mặc áo cưới màu vàng theo cổ tục của toà thánh La Mã.



+ TUẦN TRĂNG MẬT : Phong tục này cũng phát xuất từ người Goths. Vì hành vi bắt cóc người đẹp về làm vợ, nên sau khi đám cưới xong, chàng phải dát nàng đi trốn, để tránh sự phiền phức từ bên vợ. Trong thời gian này, cô dâu chú rể phải uống mỗi người một cốc rượu vang làm bằng mật ong.



+ NHỮNG CHUYỆN LẠ TRÊN THẾ GIỚI VỀ HÔN NHÂN :



           Người Nhật ngày nay tổ chức hôn lễ theo phong tục tây phương, cô dâu mặc áo cưới màu trắng đeo nhẫn cưới. Song song với lễ cưới mới, ngươi Nhật vẫn giữ phong tục tập quán cổ truyền của tổ tiên. Ðó là trong ngày cưới, vợ chồng cùng uống chung một ly rượu Sake. Cô dâu không mang khăn voan nhưng lại đội một cái mũ lớn để che cặp sừng của mình. Ðây cũng là quan niệm của người Nhật, vì chỉ có hạng đàn bà hung dữ ghen tương hiếp chồng, đầu mới có sừng.



           Với các dân tộc Âu Mỹ, trước một ngày tân hôn gọi là ‘ Wedding Shower ‘, cô dâu và chú rể có quyền quậy phá, để rồi ngày mai vĩnh viễn giã từ cuộc sống độc thân tự do. Nhưng đề tài để cô dâu quậy phá, cũng vẫn là chuyện bếp núc và chuẩn bị cuộc đời làm vợ làm mẹ. Trong dịp này, cô dâu được cha mẹ cũng như gia đình cho của hồi môn để theo chồng.



           Nhiều phong tục cổ xưa nay vẫn còn thịnh hành tại Mỹ, như trong ngày cưới cô dâu phải mang trong mình bốn món đồ bắt buộc gồm có : Món đồ cũ của gia đình mình (thông thường là khăn tay của mẹ ruột), món đồ mới của nhà chồng (chiếc áo cưới), một món có màu xanh lơ (sợi dây nịt) và một món mượn của bạn (nữ trang).



           Với người Ðức, họ tin rằng con số 8 là biểu tượng của sự may mắn trong tình yêu, nên vào ngày 8/8/1988 thanh niên nam nữ cả hai miền Ðông và Tây Ðức , đổ xô nhau đi làm đám cưới. Ngoài ra người Ðức đeo nhẫn cưới bên tay phải.



           Tại Áo, phong tục cô dâu khi bước vào nhà chồng, phải liệng vào lò sưởi hay bếp lò, một sợi tóc mai, tục này nay vẫn còn tồn tại ở miền quê. Tại Anh, khi cô dâu chú rể ra khỏi nhà thờ, được mọi người ném gạo vào mình, mục đích chúc phúc và có con cháu đầy nhà.



           Người Trung Hoa, khi cô dâu lên xe hoa về nhà chồng phải khóc sướt mướt. Ðây là quan niệm có từ ngàn xưa, vì với người Tàu, hôn nhân là cuộc phân ly tử biệt. Người con gái khi bước lên xe hoa về nhà chồng, coi như cũng kết thúc cuộc sống chung với gia đình mình (xuất giá tòng phu). Theo các tài liệu cổ xưa, người Tàu đã biết giáo dục con cái về chuyện phòng the rất sớm. Trong tác phẩm ‘ Bạch Hổ Thông ‘ cop ghi rằng, năm 79 sau TL, vua nhà Ðông Hán đã cho triệu tập, một cuộc họp toàn quốc, gồm các nhà học thuật, sử gia, thầy thuốc tên tuổi, để nghiên cứu về vấn đề giáo dục dân chúng trong lãnh vực tình dục. Cũng theo tác phẩm trên cho biết, con cháu nhà quí tộc, quan quyền từ 15-20 tuổi, phải nhập trường để học hỏi về tình dục, hôn nhân. Nói chung cha mẹ chỉ dạy dỗ con cái qua lối ám thị, một hình thức nhắc khéo mà thôi. Do đó, con gái trước khi về nhà chồng, người mẹ lén bỏ vào rương hồi môn của con gái, gọi là ‘Áp Rương Ðầy ‘.Thật ra đây chỉ là một pho tượng làm bằng đất nung, tạc hình đôi nam nữ trong tư thế đang giao hoan. Ngoài ra còn thêm một vật khác gọi là ‘ Giá Trang Họa ‘.Ðây là một bức tranh vẽ đủ kiểu ân ái của nam nữ. Mục đích của người mẹ muốn truyền lại cho con gái mình kinh nghiệm, thực hành trong đêm tân hôn.



           Tóm lại tan vở và hạnh phúc đều là khía cạnh tâm lý thường trực của con người. Bởi vậy đã có nhiều cặp vợ chồng sống chung nhau tới trọn đời, trái lại cũng không ít đôi uyên ương phải ngậm ngùi chia ly ngăn cách vì bao nhiêu ngang trái trùng hằng. Cho nên muôn đời Tình Yêu vẫn là sự bí mật vĩnh cửu, vì vậy không trách Xuân Diệu đã viết :



           ‘ Yêu là chết trong lòng một ít,

           Vì mấy ai yêu mà chắc được yêu

           Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu

           Người ta phụ hay thờ ơ chẳng biết.. ’ ’ ’



           Bởi thế làm sao định nghĩa nổi tình yêu ?



Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 2-2010

HỒ ÐINH

         
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân