TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TAM KIỀU THƯƠNG DIÊM
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TAM KIỀU THƯƠNG DIÊM

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Sat Dec 19, 2009 7:21 pm    Tiêu đề: TAM KIỀU THƯƠNG DIÊM
Tác Giả: MINH THÀNH



 
   TAM KIỀU THƯƠNG DIÊM
                                   MINH THÀNH
   

           Dì Hương  ngước đôi mắt nhung huyền nhìn ông Minh. Đôi mắt đẹp của giai nhân Sở Muối Thương Diêm Cà Ná ( SM TD-CN) giờ vẫn còn sáng long lanh. Đôi mắt đã từng làm chết mê chết mệt các thanh niiên trong vùng một thời son trẻ của Dì. Dì Hương là một phụ nữ có chút nhan sắc, tuy là gái quê chơn chất “ Đống chua nước mặn” của vùng duyên hải “ Đất cày lên sỏi đá” chốn thâm sơn cùng cốc. “  Chó ăn đá gà ăn muối” như thiên hạ thường nói.  Dì Hương tươi cười nhìn ông Minh. Dì cất giọng ngọt ngào nhỏ nhẻ khôn khéo lấy lòng đứa cháu họ:
-Chúng tôi nhờ Cậu Hai ( Minh là con trai trưởng trong gia đình) kèm cháu Hùng chương trình lớp 9 về hai môn Toán và Anh Văn trong kỳ nghỉ hè này nhé!
- Dạ kính thưa Dì, cháu sẽ cố gắng kèm cho cậu Hùng hai môn nói trên.
Ông Minh vui vẻ nhìn người Dì bà con kiểu xa lắc, xa lơ hà. Bà con kiểu đại bác 105 ly hay hỏa tiễn 122 ly của phe XHCN ngày trước, bắn chưa tới. Bà Ngoại của chàng gọi thân phụ của Dí, tức ông Mười Hoàn, là Chú, người bà con bên Nội. Tuy nhiên chàng không gọi các con gái của ông là Bà.( Ông gọi ông Mười Hoàn là ông Cố Ngoại ). Mặc dủ họ cứ gọi Bà Ngoại của chàng lúc Bà còn sinh tiền là Chị.  Lý do, ba người con gái của Ông Mười Hoàn, còn trẻ tuổi quá vào lúc ấy,  cho nên chàng phải gọi là Dì, giống như Má chàng xưng hô với họ như thế. Minh không dám gọi Bà. Nghe già quá, cũng ngại. Khi Minh gọi thế, Tam Kiều TD tỏ ra hài lòng với cách xưng hô này. Họ mỉm cười thích thú với cách gọi như thế, mặc dù không đúng sự thật.
     Dì Hà, trưởng nữ của ông bà Mười Hoàn, lúc bấy giờ lớn hơn chàng chứng 9. 10 tuổi thôi, Còn hai Dì kia, nhỏ tuổi hơn chàng khá nhiều. Dì Hương thứ Chín. Dì Hạnh thứ Mười. Ông bà Mười Hoàn có tất cả 9 người con. Sáu trai, ba gái. Tuy nhiên, cái số của ông bà làm sao ấy. Sanh một bày đực rụa mà “ Hữu sanh vô dưỡng”. Ông bà chỉ nuôi lớn được ba cô gái thôi. Họ đều xinh đẹp giống cha mẹ vô cùng. Đúng là:
           “ Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”
Các hoàng nam của ông bà Mười nói trên, đã lần lượt đì theo ông bà, tổ tiên khi họ vừa mới sanh hay chào đời chừng một vài tuổi. Ông bà có thỉnh  Pháp Sư, các thầy tới nhà tụng kinh, hay  dùng bùa chú trấn yểm đầy nhà. Tuy nhiên, họ vẩn không nuôi con trai được, sau khi bà vợ khai hoa nở nhụy mấy lần. Thiên hạ đồn là nhà có huông.
                “ Sanh nữ nuôi dưỡng lớn dần
                   Sanh nam thì bị quỷ thần rước đi”
       Lúc này, sau khi ngõ ý nhờ người cháu họ dạy kèm cho thằng con trưởng nam của mình,  Dì liền móc túi áo, cầm tiền đưa cho ông giáo chuyên sống về nghể dạy kèm học sinh tại tư gia. Dì nói nhanh:
- Xin gửi cậu trước chút ít tiền đó! Có gì, Dì cháu mình sẽ tình sau nhé!
- Cám ơn Dì nhiều.
Ông Minh không khách sáo, từ chối vì ông đang đói lắm. Ông nguyên là giáo chức thuộc chế độ cũ, là SQ biệt phái Bộ GD, nên sau ngày MN sụp đổ, ông bị tập trung tù cải tạo, khổ sai lao động mút mùa lệ thủy. Ông vừa mới được nhà nước XHCN phóng thích khỏi Trại Tù A 30 Phú Yên. Đó là nhà lao cuối cùng, sau khi ông bị thuyên chuyển gần cả chục Trại giam để lao động khổ sai trong nhiều năm qua. Ông như bị mất trắng. Ông phải làm mướn, làm thuê kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ vợ con qua ngày. Ông nhận dạy kèm tại tư gia hay đến nhà phụ huynh HS dạy kèm con cái của họ, theo yêu cầu của phụ huynh HS, để kiếm sống qua ngày đoạn tháng vào lúc ấy. Giờ đây, được bà Dĩ họ, từ Sở Muối TD-CN dẫn con ra PR nhờ dạy kèm, Ông vui lắm.
Dì Hương là công nhân, viên chức nhà nước XHCN. Dì có chồng là  cựu Chủ Tịch Huyện Ninh Phước. Ông Bảy Phong, gốc Bình Định, nhưng gia đình vào trú ngụ ở TD từ hồi bé. Rồi ông tham gia khang chiến chống Pháp luôn. Con trai ông thuộc đời vợ trước của ông, hiện tại, cũng lá đảng vịên CS. Anh ta còn trẻ mà làm lớn. Là tỉnh ủy viên  kiêm bí thư Huyện Ủy một huyên trù phú của tình Thuận Hải lúc này.( Tỉnh TH bao gồm ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy hợp lại,  vào thời điểm ấy).
                                             ooo  
Hôm ấy, Dì Hương đã chịu khó quang lâm tệ xá của tên Ngụy này. Bà nhờ cháu họ dạy kèm Toán và Anh Văn như đã nói trên, cho thằng con trường nam của vị cán bộ nhà nước. Đảng Viên kỳ cưu của tỉnh. Ngày xưa ông này ngon lành lắm đấy. Dì đã kỳ duyên hạnh ngộ với người hùng  xứ  nẫu. Hồi chín năm kháng chiến, có thời gian ông Minh sống tại Sở Muối TD- CN với song thân mình. Họ cư ngụ tại nhà bà Ngoại. Ông Ngoại của cháng, vốn là thợ hồ. Ông hành nghề như ông Chú họ, của bà xã mình. Tức ông Mười Hoàn nói trên.
      Lúc bấy giờ dân Sở Muối TD-CN hầu như theo Việt Minh hết trơn. Thật ra ai mà dám chồng cự lại họ? Mặc dù chủ SM là người Pháp. Dân Tây mũi lõ mắt xanh tóc vàng chính hiệu trăm phần trăm Gaulois và có đồn binh lính Bảo An của Quân Đội QG và lính Tây đồn trú tại địa phương nhưng VM họat động thường xuyên. Họ cử cán bộ về lảng ban đêm hoạt động. Do đó Đại Kiều của ông bà Mười phải tham gia công tác dân vận cũng như Dì Đào, em kế của má chàng. Ộng bà Ngoại quê quán ở Quảng Nam vô lập nghiệp tại SM này lâu rồi.
       Hôm đó có phái đoàn thuộc Deuxième Bureau của Pháp ( tức Phòng Nhì ) tại thành phố PR, do Ách L. cầm đầu, vảo TD công tác (1). Vào khoảng 9 giờ sáng là lính bảo an trên Đồn Cửu Thân đầu xóm hành quân bao vây làng TD.Đồn này nắm chếch về phía Tây bắc, sát khu rẫy của dân làng. Ngôi đồn tọa lạc, gần khu rừng bao la bát ngát. Đơn vị trú đóng là Trung Đội BA do Quan Quản Thủ Tạ chỉ huy. Dân làng TD hôm ấy được lịnh tất cả phải có mặt tại nhà. Chủ SM công bố càc công nhân tạm nghỉ lao động trong ngày hôm đó cho chính quyền địa phường hướng dẫn Ban Công Tác kiểm tra dân số TD và CN.
       Dân làng bị trung đội lính BA vào từng nhà. Họ lùa hết già trẻ,  trai gái, con nít ra tập trung trước ngôi nhà đổ sộ khang trang nhất xóm. Đó là nhà Thầy Nguyễn Viết Hoàng. Thầy lá Cai Sở Muối. Thầy đại diện chủ sở người Tây, tuyển dụng toàn thể công nhân lao động thuộc hai làng TD và CN để làm việc sản xuất muối thường xuyên. Ngôi nhà do chủ sở cấp cho Thầy. Nhà này nằm sát con lộ, bên cạnh khu chợ trời dã chiến giữa làng TD.  Con đường quan nối dài Đồn Bằng chạy ra tới chiếc cầu gỗ bắc qua con mương. Mưong này nằm dọc phía trước làng. Con đuờng nói trên, nhập vào con lộ chính chạy tuốt lên Quốc Lộ I, gần nhà Ga Xe Lửa Cà Ná. SM CN-TD nắm cách thị xã PR
chừng 30 km.
     Lúc bầy giờ, dân làng bị lùa ra đường và tập trung tại địa điểm nói trên. Họ đứng chật cả con đường cái quan. Lính vây quanh, canh gác, bao bọc khắp các ngã đường. Ách L mang quân phục chĩnh tề, đeo súng Colt. Trông y oai phong lẫm liệt. Tóc cắt ngắn. Đầu húi cao, đeo gương đen, tay cầm ba tông chỉ chỏ ra lịnh. Y nghiêm nghị chỉ thị, nhắc nhở thuộc hạ thi hành theo ý của thượng cấp. Trông y rất là hách.. Ông ta giống như vị nguyện soái chỉ huy  ba quân. Lính cầm súng chỉa lưỡi lệ đứng chận hai đầu. Dân chúng bĩ bắt buộc sắp hàng một cho Ban Công Tác kiểm tra tùng người .
   Đứng bên cạnh Ách L là hai tên hộ vệ và mấy người có nhiệm vụ kiểm tra. Họ hỏi tên họ từng người dân một. Một nhân viên an ninh Phòng Nhì chận hỏi người đứng đầu hàng:  
- Anh tên gì?
- Dạ tôi tên Nguyễn Văn Bà.
Y liếc nhìn tờ giấy ghi danh sách cầm trên tay. Hình như là những người có sổ đen vì đang họat động cho VM. Danh sách những nghi can hay cán bộ nằm vùng hoạt động cho kháng chiến chông Pháp, do các tù nhân đã bị cật vấn, tra tấn trong lao xá. Họ đã khai ra ở PR. Mục đích của chuyến công tác kiểm tra này là tóm gọn những người có tên trong danh sách tội phạm hay phàn loạn chống Nhà Nước Bảo Hộ Pháp đưong thời.
- Cô tên gì?
- Dạ em tên Phạm Thị Hà.
- Hãy đứng qua bên này.
Bất ngờ Đại Kiều, con trưởng nữ kiểu diễm của ông bà Mười Hoàn, đã bị bắt giữ sáng hôm ấy. Mọi người kinh hãi khi thấy một số dận làng trong đó có Hà bị Ách L cho câu lưu. tại chỗ để dẫn độ về Lao Xá PR ( Nhà Lao nổi danh giam giữ từ chình trì thời Pháp Thụôc ở ngay thị xã PR, đối diện với Tóa Hành Chánh PR tỉnh NT. Trong thời Đệ Nhất VNCH nhà lao này bị phá đi. Nhà thờ Công Giáo tại thị xã, đươc dựng lên cho tới ngày nay)
Sau khi tóm mấy người, vừa nam, vưa nữ, có cả tên PT Hà, trong Bảng Phong Thần, Ách L bất ngờ hỏi to:
- Cô nào tên Nguyễn Thị Mòi đâu?
NT Mòi là em ruột của Bà Lê, má của Minh. Chàng gọi là Dì Tám. Mòi là tên tục của Dì. Bí danh của Dì là Đào. Dì nhỏ hơn má chàng bốn tuổi. Dì còn độc thân tại chỗ vì tình duyên lao đao lận đận. Vị hôn phu của Dì tên Sinh. Anh ta là một thanh niên khá thông minh, lanh lợi lại khôi ngô tuấn tú. Dì Mòi cũng xinh đẹp giỏi dang. Sinh bị Tây bắt khi chúng lùng sục những ngôi nhà tọa lạc sát bìa rừng ngày hôm đó. Chúng tình nghi Sinh hoạt động cho VM. Vì vậy, chúng dẫn anh ta vào núi cung một số thanh niên khác lúc ấy.. Chúng bắn chết và thủ tiêu xác họ luôn. Sinh mất tích từ cái hôm bị Tậy lùng sục và bắt đi. Dì Tám đau khổ vô cùng. Bỗng chốc, Dì thành ra góa bụa ngày từ sau ngày đình hôn với anh ta. Họ đang chờ ngày làm đám cưới thì thảm họa đã phủ chụp lên gia đình chú rể tương lai của cô thôn nữ mới cán mức hăm không bao lâu. Đúng là “ Má hồng phận bạc” “ Hồng nhan đa truân”
   Trở lại việc Ách L. hứng chí hỏi to:
-  Có cô nào đứng đây tên Nguyễn Thị Mòi không?
Rõ là hỏi dư thừa, phải không, kính thưa quý vị? Ai có ngu dại gì, nếu có tên nói trên đang đứng trong hàng, mà hô lên để tự chui đầu vào rọ ư? Nghe y hỏi to tên này, không ai lện tiếng cả. Dì Tám của Minh kinh hãi. Dì cúi đầu nín thinh. Dì nghĩ nhanh đến tên cô bạn thân cùng trang lứa. Cô Trần Thị Mai. Mai là con gái cưng của Thầy Ba Nhà Thương. Thầy này quê quán vùng Sông Hương Núi Ngự. Thầy rất khôi ngô tuấn tú. Vợ thầy cùng là hoa khôi một thời tại cố đô Huế. Hai vợ chồng vào lập nghiêp tại SM lâu rồi. Bà sanh cho lang quân một bày con trai gái đều xinh đẹp giống như song thân mình. Đặc biệt người con trai Út giống bố vô cùng. Nó có tướng mạo như Tây Lai. Bất ngờ đềm hôm đó VM về bắt một số cán bộ nhân viên nổng cốt của SM. Họ bị buộc tội làm Việt Gian cho Pháp.vì cộng tác với bọn thực dân cuớp  nước là có tội với nhân dân và CM rồi. Ba của Mai bị hành quyết ngay đêm hôm ấy cũng như một số người khác cũng chịu chung bản án tử hình. Ban Ám Sát SM TD-CN tự động hành qưyết họ mà không có lịnh của thựợng cấp. “ Giết người trước báo cáo sau.” Đó là hành động của VM lúc bấy giờ .
 Khi Dì Tám tới phiên đứng đầu hàng, tên  Phòng Nhì hỏi:
- Cô tên gì?
Dù là gái quê, Dì Tám có học chút ít. Dì khôn ngoan lanh lợi, lại  nhờ nét duyên dàng xinh xắn, trẻ trung. Ngọc diện mơn mởn đào tơ, long lanh đồi mắt sáng như sao. Khuôn mặt Dì mủm mỉm, tròn trịa như trăng rằm.  Dì nhìn y mỉm cười duyên dáng. Dì lấy hết bình tĩnh, Người đẹp thỏ thẻ ngọt ngào tự nhiên như không có gì xảy ra.:
- Dạ em tên Trần Thị  Mai ạ!
Trong danh sách sổ đen không hề có tên này. Y nhìn Dì hất hàm:
-Cô qua đi! Tới người khác. Lẹ lên!
Nhờ thế Dì qua khỏi truông. Ùy Ban Kháng Chiến địa phương đã có quyết định nhanh chóng sau đó . Họ buộc Dì thoát ly lên chiến khu, vì tên họ hành tung của cán bộ xã như Dì đã bị lộ. Dì không thể hoạt động nằm vùng được nữa. Thế là chiều hôm ấy Bà Ngoại tổ chức bữa tiệc đơn giản mừng con gái  may maắn thoát nạn trong gang tấc. Nếu Ách L không hỏi tên Dì trước,.  thì Dì đã bị bắt giữ như Dì Hà rồi.  Chiều hôm ấy, Má Minh mua thịt heo ba chỉ và tôm tuơi, xây bột đúc bánh xèo cho cả nhà thưởng thức. Món ăn tuyệt vời này thường do  Má Minh và Dì Thạnh làm. ( Dì này bà con bên Ngoại theo ông bà Ngoại từ QN vào TD hồi nhỏ. Lúc ấy Dì Thạnh củng ngang ngữa tưổi của Dì Tám của chàng.)
   Tứ ấy, Dì lên núi hẳn. Tuy nhiên ban đêm thượng cấp thường hay cử Dì đi công tác về hoạt động để tuyên truyền dân vận tại hai làng TD và CN. Riêng Dỉ Hà, vì nhan sắc quá diễm lệ vủa giai nhân mà bị tai họa phủ chụp lên người cô gái quê mới cán mức hai bó không lâu. Trong lúc bị tù giam tại lao xá nói trên, tên Ách L vì mê sắc đẹp của thục nữ xứ Quảng Đà, mà hại đời nàng. Y vốn tánh đa tình, đa cảm, lãng man, háo sắc. Y lại có chức, có quyền nữa. Y muốn gì mà chả được. Cô nào dám tử chối ý muốn của y thì bị y ra lịnh cho thuộc hạ hành hạ tra khảo tàn nhẫn cho bỏ ghét mới thôi  Cho đã nư của kẻ đang nắm quyền hành sinh sát tù nhân chính trị trong tay.  Y không ngờ mình bị Hà từ chối một cách quyết liệt thẳng thửng. Y hứa hẹn sẽ sống chung với nàng. Sẽ coi nàng như phòng nhì chính thức. Nếu bằng lỏng lấy y, nàng sẽ được phóng thích. Được trả tự do. Được ăn ngon, mặc sướng, có người hầu hạ. Tuy nhiên, vì bản tánh quật cường và thù ghét những kẻ làm tay sai đắc lựcc cho kẻ thù xăm lăng tổ quốc, Dì Hà đã cự tuyệt y nhiều lần, khi y đích thân diện kiến với người đẹp TD. Thế là y cho tay chân bộ hạ thân tín tra khảo, hành hạ nàng dài dài. Dì Hà bị đánh đập một cách dã man tàn nhẫn. Thân gái liễu yếu đào thơ, chịu sao nỗi những đòn thú đau đớn một cách liên tục. Nghe nói cuối cùng Dĩ đã gục ngã trong nhà lao sau đó không lâu. Đại Kiều đã bị kẻ xấu ác hại cho đến thân tàn ma dại. Nàng đã lìa khỏi cõi đời đầy khổ đau, bi thảm, tang thương biền đổi này.
      Còn Nhị Kiều, Dỉ Hương và Tam Kiều, Dì Hạnh.  Cuôc đơi của các cô gái quê SM TD-CN, có chut` nhan sắc ra sao?
    Trước hết là Dì Hương. Có thể nói rằng người đẹp dễ làm cho nam nhân mê mệt say đắm vì nhan sắc của má hồng . Nhất là giai nhân vốn nhiều tình cảm, ngây thơ nhẹ dạ, thich thú yêu đương. Thích nam nhân ca tụng, mơn man, ve vuốt, âu yếm, vỗ về. Họ ưa những lời tán tỉnh của người khác phái. Người con gái càng đẹp, càng có tài, dễ bị lao đao, lận đận trong tình yêu và hôn nhân. Gương Thúy Kiều vẫn còn soi sáng cho các thế hệ về sau.
   “ Má hồng phận bạc như vôi
      Tình yêu lận đận, dài dài khổ đau.”
  Lúc Dì Hương chừng 18 cái xuân xanh thì đã trổ mã. Dì đẹp mặn mà duyên dáng, Vì vậy có nhiểu thanh niên theo chọc ghẹo tán tỉnh nàng. Nàng hay ra PR mua hàng về bán kiếm tiền , ngõ hầu nuồi sống bản thân và giúp đỡ cha mẹ già yếu  và em dại qua ngày đoạn tháng. Ông bà Mười lúc này cũng cao tuổi rồi.  Sức khỏe cũng đã hao hụt nhiều. Tại thành phố nắng gió PR, Dì Hương quen biết với một thanh niên còn nhà khá giả. Anh ta mặt mày sáng sủa, lanh lợi, thông minh. “ Đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi” là những điền kiện dễ hấp dẫn, lôi cuốn, quyến rũ nữ nhi nhất. Nhất là các công tử “ Vừa đẹp trai, vừa chai mặt” thì hết sảy rồi, phải không, thưa bà con? Đặc biệt, các cô gái ngây thơ, nhẹ dạ, đa tình, đa cảm, có dòng máu lãng mạn chảy trong người. Họ dễ dình vào lưỡi câu của các chàng Phan An, Tống Ngọc hay Kim Trọng thời nay tại chốn phồn hoa đô hội dữ lắm!
              ” Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ?
                 Chim vào lồng, biết thuở nào ra”
      Chàng tặng cho nàng một cái bầu tâm sự rồi quất ngựa truy phong cái ót. Chàng họ Sở đời nay còn chơi bạo hơn Sở Khanh của thi hào ND nữa.
   Dì ôm đứa con về sống dựa vào cha mẹ mình ở TD. Gái một con trông mòn con mắt. Một hôm, có anh chàng Trung Sĩ Long, biệt danh Long-Cò, Long- Dư- khánh, Long- Võ- Sư, Long- Du- Đãng, vì anh ta dáng cao gầy, sanh quán tại làng Nại. Anh này biết võ Bình Định. Anh ta lại ưa đánh đấm. Thích làm du đãng. Thích làm tay anh chị, Xếp Sòng. Đại Bàng. Anh ta chuyên nghề đòi nợ thuê. Nếu ai cần anh ta gặp con nợ lì lợm ngang bướng, không chịu thanh toán tiền nợ, thì có thể thuê người hùng chuyên sống về nghề đánh đấm, chuyên môn chơi dao búa này đòi thế cho. Y lấy tiền hoa hồng giá phải chăng thôi. Không phải giá cắt cổ đâu nhé! Long không thuộc dạng đẹp trai nhưng thích gái đẹp. Thật ra đàn ông nào lại chẳng mê nữ sắc. Ai mà nói mình không thích mỹ nữ là không thật lòng. Chỉ có Phật, Tiên Thánh mói có thể bình thản trước nhan sắc của má hồng.
    Vừa trông thấy Hương chủ ngôi quán nhỏ, xinh xắn mượt mà là Long- Cò mê tít thò lò.Y mê nàng như điếu đổ. Thế là y bám theo nàng như đĩa.
         “ Gặp em một chút đã mừng
            Cần chi biết sợi dây lưng ngắn dài”( Từ Thế Mộng)
    Quán xập xệ nhà quê sống nhờ vào lình tráng trong thởi chiến tranh. Họ thường mua chịu rồi quịt luôn. Thời buổi loạn ly mà. Sống nay, chết mai. “ Lưong lính tính liền”. Lúc bấy giờ  cuộc chiến tương tàn ý thức hệ giữa quốc- cộng càng ngày càng lan rộng, càng quyết liệt. Dì nhở người hùng, gốc du côn, có máu mặt này, đòi nợ hộ những chàng “đơ dem cùi bắp” thích ăn quịt hay xù luôn, một  khi Đại Đội ĐPQ của họ, thuyên chuyển đi nơi khác, một cách đột ngột, bất ngờ. Nàng coi như bị mất trắng. Buôn bán lỗ lã dài dài như thế. Làm sao sống đầy?
    Long- Võ- Sư thích gái nạ dòng còn duyên dàng mặn mà. Dì Huơng ưa chuộng nam nhân hào hoa, phong nhã, anh hùng, hiệp sĩ, chở che, giúp đỡ quần hồng đang cô đơn tại chỗ. Thế là  hai bên sáp vô cái rụp. Chàng truyển giống khá tốt. Nàng sanh cho chàng một kiều nhi xinh xắn dễ thương giống mẹ như đúc. Đủng một cái bà xã của Lòng từ Dư Khánh đáp xe đò vào SM CN- TD gấp khi nghe chồng mình đã có bồ nhí tại miền duyên hải hẻo lánh xa xôi. Người hùng tuy là võ sĩ nổi danh nhưng lại sợ vợ. Vợ anh ta quả là Đại Tỷ của Hoạn Nương của cụ Tiên Điền ND. Thế là vụ đánh ghen dữ dội xẩy ra làm náo loạn cả xóm làng. Từ đó, Dĩ Hương nuôi hai con dại mà không có người cha nào của chúng giúp đỡ hay quan tâm tới. Nhất là T/S Long đã rời khỏi TD cùng ĐĐ/ ĐPQ của mình. Quả là “Hồng nhan đa truân”.
      Ngày MN hoàn toàn bị sụp đổ, ông Tám Phong nói trên từ trên núi về lam tình ủy viên tỉnh NT. Lúc đó chính quyền mới chưa sáp nhập ba tỉnh NT. BT, BT như sau này. Ông oai phong lẫm liệ,t mặc dầu trình độ học vấn theo bản khai ly lích của ông chỉ tới lớp 3/12 thôi. Vợ lớn của ông đã kết hôn với người khác khi ông theo kháng chiến lâu quá. Ông đang sống độc thân tại chỗ. Lúc này ông đi xe Jeep vì là Tỉnh Ủy Viên mà lị. Chiếc xe của Ngụy bỏ chạy để lại. Thằng Ba –Láu gốc ngưới  CN, cấp bậc Hạ Sĩ ngụy của ĐĐ ĐPQ đóng tại Mông Đức. Giờ đơn vị đã tan hàng như bao nhiêu cánh`quận VNCH khác đã rã ngũ sau ngày 30 tháng năm 1975. Y biết lái xe bốn bánh, Y là người của địch cài vô làm nội ứng trong QD VNCH trước kia. Tối hôm ấy y lái xe đưa tỉnh ủy viên Tám Phong lại nhà ông Minh tại PR để thăm bà Ngoại của chàng.  Dị Tám, con bà, cùng hoạt động một thời với Tám Phong. Dì đã hy sinh vào năm 1950. Trong lúc Dĩ về làng họat động ban đêm như thường lê. Một toán lính Tây phục kích ờ bìa rừng. Họ phát hiện có bóng nữ cán bộ VM đang di chuyển dưới ánh trăng mờ mờ, tại một khu rừng cạnh nhà ông Bộ Ấn. Ông này là thợ máy của SM lúc bấy giờ. Họ kêu gọi Dì đầu hàng. Dì liền rút lui, vừa xé các tài liệu có ghi danh sách cán bộ nằm vùng, Dì vì muốn cứu các đồng chí VM mà bị Pháp bắn gục.  Dì chết thảm tại bìa rứng sát khu rẫy của Bà Ngoại chàng.
  Giờ đây, Tám Phong oai phong lẫm liệt của kẻ chiến thắng. Y khệnh khạng bước xuống xe Jeep, có thằng  Ba Láu, tên tài xế kiêm tà lọt của cán bộ cao cấp tỉnh ùy NT theo hầu hạ quan trên.. Bà Ngoại Minh đón tiếp y niềm nỡ. Má của Minh cũng bủi ngùi gặp lại người con nuôi Việt Cộng gộc của thân mẫu mình ngày xưa khi Bà còn ngụ tại TD.. Trong lúc ây bà Lê lo âu nhìn các con mình đều là Ngụy rặt. Dù bà có em gái hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.  
       Nhưng người chồng quá cố của bà, trước kia làm công chức cho chế độ cũ. Các con của bà là CS và SQ Ngụy. Bà lo âu nhìn ông Tỉnh Ủy Viên hỏi:
- Dù gia  đình tôi là liệt sĩ vì có người thân họat động cho CM và đã hy sinh. Nhưng các con tôi làm việc cho chính phủ VNCH, sẽ bị  Chính Quyền mới xử lý như thế nào, anh Tám? Tôi làm mẹ chúng, nên rất ưu tư về việc này. Xin anh là Ông Tỉnh cho biết sự thật đi anh Tám?
Ông ta nhìn bà Ngoại và Má chàng cũng như các anh em chàng đang buồn rầu thúi ruột.. Ai nấy đều mặt ủ, mày châu của kẻ sa cơ thất thế. Họ là lính Ngụy có tội với nhân dân và CM như lời tuyên truyền lúc đó. Họ giống như cá đang nằm trên thớt vậy. Lúc ấy Tám Phong nhìn mọi người trong phòng khách. Ông ta tươi cười trấn an. Ông vồn có khiếu ăn nói lâu nay, dù ít học. Ông thao thao bất tuyệt không thua gì một cán bộ chính trị giỏi tuyên truyền về chính sách, đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước chuyên chính vô sản:
- Xin Má , em Lê và các cháu đừng lo. Nhà nước XHCN luôn luôn tỏ ra khoan hồng đại lượng với Ngụy Quân và Ngụy Quyền. Không phải ác ôn như bọn Mỹ Ngụy đâu. CM đánh kẻ chạy đi, chứ không bao giờ đánh kẻ chạy lại. Cùng là con dân VN. Anh em cả mà. Các cháu nên trinh diện học tập chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước. Các cháu sẽ được hưởng khoan hồng. Không sao đâu. Gia đình CM mà, Tôi sẽ chứng nhận Dì của các cháu là cán bộ VM đã hy sinh cho tổ quốc.
   Anh em cả mà. Gia đình CM. Thế mà ông Minh chỉ đi lình ba năm, còn lại là biệt phái về dạy học lại, mà bị tù cải tạo tập trung gần 5 năm. Nguời em trai ông bị khổ sai lao động như anh mình, gần 7 năm trong địa ngục trần gian. Thằng em đi lình CS cũng bị tù một thời gian. Cả nhà bị tù hết trơn.
     Sau đó,  ông Tám mê Dì Hương  như điếu đổ. Dì còn trẻ trung xinh đẹp.  Ông cùng làng với Dì. Dì là cán bộ giao liên họat động ngầm lâu nay tại SM TD-CN. Ông yêu mẹ và yêu cả hai con riêng của người tình nhỏ hơn ông hơn hai mươi cái xuân xanh. Di còn nhỏ tuổi hơn con trai cả của ông nữa. Nhưng tình yêu quan trọng hơn tuổi tác. Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó. Dì cần ngưới chồng che chở, đùm bọc, và săn sóc giúp đỡ mẹ con nàng. Ông Tám là đảng viên gộc, có chức, có quyên, nên hai bên sáp vô từ ấy. Dì sanh cho ông xã hai  đứa con trai. Hùng là con trai lớn đang nhờ ông Minh dạy kèm, như đã kể ở đoạn trên. Thằng Út nhỏ hơn anh hai tuổi học lớp 7.
   Bây giờ Dì là cán bộ CM. Dì công tác tại SMCNTD. Ông Tám đã về hưu cùng ngụ tại quê vợ. Nhà ông xây cất rất khang trang, nằm cạnh Đồn Bằng. Đó là tỉnh sử của Nhị Kiều TD. Còn Tam Kiều thì sao?

  Cuộc đời của Tam Kiều, Hạnh mặt hoa vì nàng có khuôn mặt tươi đẹp như hoa. Hạnh là con gái Ut . Con thứ mười trong gia đình. Vì vậy, Minh gọi Hạnh là Dì Mười. Hạnh da trắng, môi trái tim, đỏ chót như thoa son. Hạnh giống má mình như đúc. Vì thế, Dì Hạnh được song thân mình cưng chìu hết mực. Có thể nòi, nàng được cha mẹ “ Nâng như nâng trứng. Hứng như hứng hoa.” Ông bà ta có câu:
         “ Giàu Út hưởng, nghèo Út chịu.”
 Tuy là gia đình nghèo nhưng cuộc sống đơn sơ, đạm bạc tại SM,  nhờ làm rẫy và  công nhân lao động thợ hồ, nên Ông Bà Mười cũng tạm sống qua ngày.  
Minh còn nhớ hôm đó, ông Mười Hoàn nhìn bà xã, còn nét duyên dáng của tuổi ngũ tuần rồi nhìn con gái Út rượu. Ông ta quay sang Minh cười vui vẻ cởi mở. Ông thông minh và có khiếu ăn nói chút chút. Ông ca tụng hiền thề và con gái mình :
-Cháu Minh biết không? Hồi xưa Bà của con đẹp lắm đó! Ông yêu thương cô gái kiều diễm quê quán Ga Kỳ Lam, Quận Điện Bàn, tính QN, ngay từ lúc Bà cháu mới 16 tuổi. Con Hà và con Út Hạnh giống mẹ chúng vô cùng. Nhất là Hạnh thì mặt mày, thân hình và tay chân giống mẹ như in.
Bà Mười lúc ấy tưoi cười, hãnh diện nhìn ông xã lớn hơn mình một tuổi. “Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một”. Lương duyên của hai người thật xứng đồi vừa lứa. Tuồi tác xem chừng cũng tốt cho nhau đấy chứ!. Bà Mười liếc chồng:
- Ông chỉ khéo đeo tôi thôi. Ông cứ bám mãi. Theo mãi. Ông vừa đẹp trai vừa chai mặt. Nên cuối cùng tôi cảm động. Thật ra lúc ấy có biết bao thanh niên mê nhan sắc của tôi.
        Xin trở lại Tam Kiều TD. Cô gái quê chơn chất, xinh đẹp như thế. Tuy nhiên tình duyên của thục nữ SM cũng ba chìm, bảy nổi chín long đong lắm,  quý vị ạ! Thật vậy, mặc dù có nhiều nam nhân mê người đẹp mới 18 cái xuân xanh lúc bấy giờ, nhưng lương duyên phu thề lại dung rũi Hạnh kỳ ngộ với một thanh niên lớn hơn minh khá bộn. Anh này là công nhân SM. Cha mẹ anh ta cũng là cu li cho Chủ Sở như con trai mình. Anh ta có nước da muồng quân, ngăm  ngăm. Nhưng mặt mảy thanh tú. Tứớng cao ráo khỏe mạnh, siêng năng. Anh ta cùng tuổi với em trai kế của chàng. Cùng tuổi thân. Có phải cốt khỉ không mà anh Non, tên người hùng, mê Tam Kiều như điếu đổ kể tứ khi diện kiến với người đẹp TD. Anh này lanh như tép. Lại có tài tán tỉnh vuốt ve, đeo theo cô thôn nữ yêu kiều Hạnh Da- Ngà hay Hạnh- Mặt- Hoa như điếu đổ. Sau khi đính hôn, hai người rất yêu thương gắn bó với nhau. Vào thời điểm chiến tranh Quốc- Cộng, cảng lúc cảng quyết liệt. Cũng như một số thanh niên đến tuổi trưởng thảnh. Non  sằp sửa lên đường nhập ngũ để làm tròn nghĩa vụ quân dịch, đề cầm súng bảo vệ quê hương, chống kẻ thù xăm lược của người trai thời loạn. Người dân quê lúc ấy, nhất là dân cư ngụ tại những vùng hẻo lánh xa xôi, thâm sơn cùng cốc như TD-CN, thật muôn bề khổ đau, nguy hiểm hằng ngày hằng đêm. Họ phải sống trong vùng sôi đậu. Họ đang sống giữa hai lằn đạn. Ban ngày là lính quốc gia. Ban đêm là ma cộng sản.
   Bởi vậy, nghe lời xúi quẫy của bên kia, hoặc giả Non là cán bộ nằm vùng lâu nay. Y thoát ly theo bên kia luôn từ ấy với một số thanh niên cùng trang lứa với mình trong vùng TD- CN. Vào lúc bấy giờ, vì có ĐD/ĐPQ đóng ở TD-CN, nên một số thanh niên muốn theo phe XHCN, phải tìm cách trốn lén lút lên núi . Họ được cán bộ nằm vùng hướng dẫn xuống ần thận  trong cái đụn sâu thăm thằm. Đó là hóc núi kin đáo nằm cách làng TD khá xa, về phía đống nam, cạnh bờ biển TD. Xa Cầu Tàu và vựa muối một quãng dài. Họ nằm chờ tại đây. chừng vài ba hôm, sẽ có cán bộ giao liên  đến dẫn họ lên Mật Khu 7 hay Mật Khu 35.
   Lúc vội vàng thoát ly theo kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Non  chưa kịp cưới Hạnh. Tuy nhiên chàng đã tặng cho nàng một cái bầu tâm sự. Cái trống càng lúc càng nở chang bang. Dẫu sao thì hai người cũng là hôn phu- hôn thê với nhau lâu nay. Lửa gần rơm không bơm cũng cháy. Nam nữ cận kề như nam châm hút kim lọai cái vèo. Từ đó cố nhận biền biệt ngút ngàn lệ thủy. Một hôm, Hạnh đau đớn khi nghe tin cha của đứa con gài đầu lòng ( con Nga, lúc đó, cô bé vừa lên ba tuổi), đã hy sinh trong trận bị địch phục kích, khi anh ta mò về lảng Từ Tâm công tác dân vận. Nga là kỷ vật quý báu của hai người. Chàng đã tặng nàng giọt máu này trước khi thoát ly theo bên kia.
       Gái một con còn trông mòn con mắt. Hạnh lúc này trông nõn nà xinh xắn hơn xưa. Nàng còn ngọt nước ghê lắm! Thân hình thon thả, mặt hoa da phần dù chỉ là cô gái quê nạ dòng. Vị hôn phu bạc số kia, đã hồn về âm cảnh.  Chả lẻ cô gái cón trẻ trung kiều diễm như nàng mà phải ở vậy thờ chồng và nuôi con suốt đời ư? Lúc ấy có nhiều thanh niên, trai tơ hay những gã đàn ông sồn sồn, góa vợ, chạy theo tán tỉnh nàng. Họ đề nghị cúng sóng bước với nàng trong quãng đời còn lại. Trong số kẻ si tình có lẽ người hùng SM, Hai- Cai- Thầu hay Hai-Quản- Lý, Hai- Đa-Thê ( Anh ta làm nghề thầu khoán, Cai thầu SM vào lúc ấy. .Anh vốn đa tình, đa cảm, ưa thú phong lưu bay bướm, có nhiều  tình nhân, nên nổ bật các biệt danh nói trên. Để phân biệt với Hai- Nháy hay Hai- Thợ-Máy ở cùng xóm). Hai -Cai -Thầu khôn ngoan lanh lợi.  Anh ta có tài tổ chức. Biết tính toán lợi hại. Biết khôn khéo trong ăn nói và chỉ huy công nhân. Anh là người giàu có nhất vủng SM lúc ấy  “ Có tiền mua Tiên cũng được” Hai- Cai- Thầu mê tít thò lò cô thộn nữ nạ dòng . Bộ nhũ hoa đầy đặn, bắt mắt, gợi cảm hết chê vào đâu được. Nàng có giọng nói ngọt ngào. ấm trong. Hạnh còn sắc hương quyến rũ người khác phái quá cỡ đi chớ! Nàng cần nam nhân hào hoa, phong nhã, biết thương hương, tiếc ngọc, và giàu có để đùm bọc nuồi dưỡng mẹ con nàng. Thế là hai bên thành đôi tình nhân như “ Chim liền cánh, cây liền cành” Họ sống với nhau như vợ chồng từ đó. Nàng sinh cho lang quân hờ một đứa con gái. Nó cũng dễ thương, xinh xắn như mẹ nó.
           Sau ngày MN đã hoàn toàn bị Bắc quân cưỡng chiếm. Dưới chế độ mới XHCN
tuơng lai của người dân VN rất bấp bênh. Nhất là các thành phần thuộc ngụy quân, ngụy quyền, thuộc chế độ cũ. Hay các người giàu có, chủ nhân ông,  thuộc thành phần bốc lột của nhân dân. Hai vốn cặm thù chế độ mới XHCN vì trước kia VM đã giết cha của anh.
      Thật vậy, vào cái đêm Ban Ám Sát  hành quyết Thầy Ba Nhà Thương tại TD, như đã kể ở đoạn trên, thận phụ của anh, Thầy Đội Tánh, cũng chịu chung số phận bi thảm. Ông ta gốc Huế. Vợ của ông cũng đồng quê với mình. Ông đi lính cho Pháp, lên chức Đội. Chức này ngày xưa oai lắm đấy, bà con ơi!  Lúc ấy ông Tánh đã giải ngũ và làm Cai SM cho chủ người Pháp, giống như Thầy Đội Thơ cũng đồng quệ với ông. Tất cả đều bị giết vào cái đêm định mệnh hôm ấy. Họ bị kết án tử hình vì đã làm tay sai cho quân xăm lăng Pháp Lang Sa. Tối hôm đó, ông Tánh không chịu nghe lời cán bộ ám sát của VM khi họ lại nhà mời ông đi theo họ vào rừng. Thế là họ dùng mã tấu chém ông  nát cả mặt mày chân tay, thân thể. Ông ngã nhào xuống thềm xi măng. Ông chết tươi tại nhà, mặc cho vợ con ông khóc lóc van xin họ. Họ cứ trừng trị thẳng tay. “ Thà giết lấm còn hơn bỏ sót.” Khẩu hiệu thời thượng của VM vào thời điểm ấy. Anh Hai lúc đó đã lớn rồi. Anh đang học lớp ba trường làng.  Vì thề anh ta căm thù chế độ mới vô cùng.
           Do vậy,  cuôc tình giữa Hai và Hạnh chỉ kéo dài thêm một thời gian, sau ngày MN bị sập tiệm. Thật vậy, ông Hai tìm đường vượt biên một cách lén lút âm thầm. Trước kia Hai là tay Cai Thầu SM ( Lúc ấy người Nhật làm chủ sau khi chủ Tây về xứ .) nhưng
bây giờ tuy không bị tù tội vì không làm gì cho chế độ cũ. Ông chỉ là phò thường dân, chỉ là một cai thầu SM thôi. Nhưng chính quyền địa phương không ưa ông vì ba ông là tay sai cho thực dân Pháp và đã bị CM thanh trừng. Ông ra khơi, lên tảu, lênh đênh trên biển cả để tím  tự do. Chuyến đi đã bị lộ và ông bị CA bắt bỏ tù. Ông bị cải tạo tập trung, lao động khổ sai mút chỉ cà tha. Nhà cửa tài sản bị tịch thu hết trơn. Phút chốc trở thành tay trắng. Ông hầu như bị mất sạch. Bà chánh thất tuy ghen tuông anh chồng đa thế nhưng vốn hiền lành dễ tính. Bà còn thương chồng. Cón yêu người hùng bị sa cơ thất thế. Vả lại hai ngươi đã có một bầy con với nhau. Bà lanh lợi, khôn khéo. Có tài ngoại giao và kinh doanh buôn bán. Bà thường đi thăm nuôi chồng đang bị tù tại Sông Cái. Ông Hai cảm động, cầm bàn tay hơi khằn,  nhưng còn mềm mại thon thả của  hiền thê, khi bà mang quà vào trại tù cho lang qưân. Hai người ngồi tâm sự trong thời gian cho phép của trại giam.
-Anh cám ơn em nhiều. Xin em hãy bỏ qua lỗi lầm cũ của anh, Từ nay về sau anh hứa sẽ không ba lăng nhăng với cô nào ngoài đường, ngoài sá nữa. Anh sẽ chung thủy với bà xã yêu quý của anh thôi!
  Vợ ông dễ xúc cám, muốn rưng rưng dòng lệ:
-Anh hứa phải giữ lời đấy nhé, ông xã! Đứng nói cho vừa lòng em rồi chứng nào vẫn tật ấy. Em đã khổ vì ghen chồng nhiều rồi. Hình như kiếp trước em mắc nợ anh nhiều quá. Kiếp này phải rán chịu đựng cái tánh phong lưu, đa tình của anh..Mong từ đây anh chấm dứt cái tánh trăng hoa, bồ nhí nữa nhé, nghe chưa ông tướng? Em khộng phản đối nếu anh cần hưởng lạc thì “ Ăn bánh trả tiền” là sòng phẳng thôi. Còn vợ to, vợ nhỏ là không nên trong xã hội ngày nay anh ơi !
- Anh xin thề có trời Phật chứng giám. Anh sẽ lo săn sóc vợ con chu đáo hơn sau này.
                                         ooo
Thế là cuộc tình của Dì Hạnh và anh Hai- Cai Thầu trở thành mây khói. Từ đó, Dì lo nuôi dưỡng, săn sóc hai con dại. Nhờ có gia đình CM. Chị cả, PT Hà hy sinh cho CM trong thời kỳ  Kháng Chiến Chống Pháp. Chị Huơng là cán bộ nằm vùng. Cán bộ giao liên trong thời kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ. Chồng của chị là tỉnh ủy viên rổi chủ tịch huyện NP . Bản thân Dì Hạnh cũng họat động chút ít cho CM. Thế là Di trở thành cán bộ hành chánh của SM. Lúc ấy Dì còn trẻ, còn duyên dáng mượt mà. Anh Canh, tài xế xe tải của SM. Anh ta có vợ và một bầy con, cũng ở tại TD. Nhà vợ chồng anh ta và nhà của Dì Hạnh cũng là hàng xóm láng giềng với nhau.  Cùng gần trụ sở của XN Muồi thôi. Dì đã chia tay với anh Hai. Dì đang cô đơn tại chỗ. Anh Canh từng mê cô thôn nữ này từ lâu. Tuổi tác hai người thật chênh lệch nhau. Chàng lớn hơn nàng hơn hai chục cái xuân xanh. Nhưng Canh tướng tá cao ráo sáng sủa, gốc là lính Hải Quân VNCH trước kia. Anh chi là binh nhì, đơ dem cùi bắp thôi. Do đó anh được SM tuyển dụng làm công nhân tài xế xe tải cho cơ quan Xí Nghiệp Muối TDCN sau này. Anh vốn đa tình. Anh mệ Hạnh. Dì cũng tánh nhẹ dạ dễ tin người, nên dễ xiêu lòng trước lời đường mật của nam nhân. Thế là hai bên đã dan díu khi Canh hứa hẹn đủ thứ trên đời. Anh sẽ mang lại hạnh phúc cho nàng. Một hôm, hai người tâm sự kín đáo với nhau, Canh cứ lén lút vợ con tạt vào nhà Hạnh để tán tỉnh nàng dài dải:
-Anh yêu em lâu rổi Hạnh ơi! Anh sẽ chính thức lấy em làm vợ. Anh sẽ...
Hạnh ngạc nhiên nhìn anh chàng đa tình. Đã có gia thất mà cứ xé rào, đi ngang về tắt để tán tỉnh gái góa bụa như thế này mãi:
- Anh nói thật đấy chứ, anh Canh? Anh đã có vợ chính thức và một bầy con. Tại sao anh có thể kết hôn với tôi được đây? Tôi không tin. Luật pháp nuớc  CHXHCN VN ngăn cấm chế độ đa thê. Làm sao anh có thể  thành hôn vợ chồng chính thức với tôi đây?
- Anh sẽ ra tòa ly dị vợ để làm giá thú với em,  người đàn bà anh yêu quý nhất trần gian.
-Tại sao anh làm thế với người vợ thủy chung hiền lành sanh cho anh một đàn con?
- Bởi vì anh yêu em tha thiết, Hạnh ơi! Anh không thể sống thiếu em. Anh xin thề..
Câu nói của người xưa” Gái khôn cho mấy, trai dỗ lâu buồn cũng phải xiêu” thật đúng trong trường hợp hai người này. Bời vì Canh đã ly dị vợ và thành hôn với Dì Hạnh sau đó. Hai người đã có một con gái với nhau. Canh giao ngôi nhà mình cho bà xã đã chia tay. Các con của ông sống với mẹ chúng. Ông Canh dọn đồ qua ở hẳn nhà bà vợ mới làm hôn thú. Thế là họ sống chung vợ chồng từ đấy. Rốt cuộc Dì nuôi ba cô con gái. Không có một  mống cu tí nào cả. Cũng giống như cha mẹ nàng ngày xưa.  Nhà chỉ có ba nữ. Lại tái diễn Tam Kiều TD,  như chị em nàng trước kia. Ba cô xinh đẹp nhưng hồng nhan đa truân, Họ chuyên làm lẻ mọn thiên hạ.thôi. Chị cả Đại Kiều vì phản đối làm vợ lẻ của người mà bị tiêu táng đường trong ngục thất. Nhị Kiều diễm lê, cũng chỉ làm lẻ kẻ khác thôi. Tam Kiều, dầu còn hương săc cũng thế. Ngày nay nàng  cũng mang tiếng” cướp chồng người “ cũng coi như số phận phu thê chẳng tốt đẹp gì. Chỉ là chấp nối, vá víu theo tình cảm đam mệ, dục lạc, của người phàm phu tục tử trong cuộc đời Giả Tạm  mà thôi. Âu cũng là duyên số tiền định, có nợ nần với nhau từ muôn kiếp nào. Nếu chúng ta tin vào thuyết Định Mệnh:
     “ Vợ chồng là do duyên nợ, không phải ngẫu nhiền. Phu thê là do Thiện định. Số phận “Ba sinh hưong lửa” đã được an bài sắp xếp sẵn. Chúng ta không thể muốn mà được.”
     
(1) Ách L. tức Chuẩn úy L. Thời Pháp thuộc, dân ta tôn trọng các cấp bậc trong quân đội Phạp  Ách hách lắm đấy!
   Quan Quản tức Thượng Sĩ
    Thầy Đội tức Trung Sĩ
    Thầy Cai tức Hạ Sĩ
    Quan Một : Thiếu Úy...
                                          MINH THÀNH        


Được sửa bởi MINH CAN ngày Sun Dec 20, 2009 10:56 am; sửa lần 3.
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Sat Dec 19, 2009 7:32 pm    Tiêu đề:

Xin hỏi tác giả có biết chi tiết về chuyện Tây tàn sát làng Hiếu Thiện?
Về Đầu Trang
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Sun Dec 20, 2009 10:15 pm    Tiêu đề:

Minh Thành đã viết :
   Xin trả lời đồng hương Lâm Võ:
      Chúng tôi rất tiếc không rõ về việc Tây tàn sát lang Hiếu Thiện ạ!
                        Thân ái chào bạn
                                 MT
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Mon Dec 21, 2009 1:35 am    Tiêu đề:

Trích dẫn:
Lúc bầy giờ, dân làng bị lùa ra đường và tập trung tại địa điểm nói trên. Họ đứng chật cả con đường cái quan. Lính vây quanh, canh gác, bao bọc khắp các ngã đường. Ách L mang quân phục chĩnh tề, đeo súng Colt. Trông y oai phong lẫm liệt. Tóc cắt ngắn. Đầu húi cao, đeo gương đen, tay cầm ba tông chỉ chỏ ra lịnh. Y nghiêm nghị chỉ thị, nhắc nhở thuộc hạ thi hành theo ý của thượng cấp. Trông y rất là hách.. Ông ta giống như vị nguyện soái chỉ huy  ba quân. Lính cầm súng chỉa lưỡi lệ đứng chận hai đầu. Dân chúng bĩ bắt buộc sắp hàng một cho Ban Công Tác kiểm tra tùng người .


Đọc đoạn văn trên, NL thấy giống như một vài người lớn tuổi, sống sót trong cuộc tàn sát làng Hiếu Thiện, mô tả nên mạo muội hỏi thử để tìm kiếm tài liệu về gia phả gia tộc. Cám ơn ông/bà MT.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân