TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bí kíp học English
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bí kíp học English

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Quán Nhỏ Sau Trường
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tuvan_taichinh



Ngày tham gia: 19 Oct 2009
Số bài: 5

Bài gửiGửi: Mon Oct 19, 2009 4:22 pm    Tiêu đề: Bí kíp học English

XÚC ĐỘNG THỜI XA XƯA
LO CHO CON EM MÌNH THỜI HÔM NAY


Ra trường, với 7 năm học Anh văn từ cấp 2, thêm gần 5 năm ở trường
đại học và học chui ở các trung tâm ngoại ngữ nổi tiếng, trình độ
tiếng Anh của tôi có thể tóm gọn trong nhận xét của một thầy giáo: "A
không ra A, B không ra B, lủng củng như một tờ giấy nháp!". Rất nhiều
người khác cũng lâm vào tình trạng tương tự tôi...
May mắn lọt qua các vòng phỏng vấn để vào làm tại một công ty, nơi mọi
người nói viết tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, tôi phát hoảng và tự nhủ
chẳng biết khi nào mình bằng được một nửa họ. Sau giờ làm việc, tôi
phải trau dồi tiếng Anh mỗi tối. Sau mấy tháng học ngắn ngủi, vốn
tiếng Anh của tôi đã cải thiện đáng kể, đến nỗi chẳng riêng tôi mà
những người xung quanh cũng ngạc nhiên. Tôi đã học Anh văn mười mấy
năm mà chỉ có thể vận dụng một cách tự tin sau mấy tháng ngắn ngủi đi
học. Tôi đã ngộ ra được nhiều điều và muốn chia sẻ với mọi người về lý
do tại sao nhiều người yếu tiếng Anh, cách học tiếng Anh nhanh và hiệu
quả, đặc biệt với những người đã đi làm, đã học nhiều năm nhưng không
tiến bộ.
Vì sao không tiến bộ?
Môi trường thực tập. Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng
Anh và phát triển các kỹ năng
Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện
thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra
rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có
ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại
các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ
mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp
cho bạn những ý tưởng để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham
gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay
tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi
nơi, kể cả trên đường phố và trong... nhà vệ sinh!
Các kỹ năng khác. Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức
vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của
mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó
khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và
học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "ngôn ngữ học"
là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán phèo như bạn tưởng.
Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Mon Oct 19, 2009 5:07 pm    Tiêu đề:

Kỷ năng nói học trước, đúng không phải vì nó dễ nhất mà là nó gây nhiều hứng thú nhất để việc học tiếp những kỷ năng khác không đau khổ như "kéo rào vào cổ".

Vấn đề khó khăn khiến người mới tập nói là sợ nói sai văn phạm, sai từ ngữ, rặn è ạch đỏ mặt tía tai rồi sinh ngượng và mặc cảm thua sút rồi thụt luôn vào bóng tối vĩnh viễn.

Nên nhớ rằng người Việt nói tiếng Việt sai mới mắc cở, còn tiếng Anh thì không nên ngại gì cả, có bao nhiêu vốn liếng cứ phang hết ra, nói luôn bằng ánh mắt, sắc mặt, bằng tay, bằng chân... sao cho người ta hiểu rồi tính sau.

Bạn nói chậm và lập cà lập cập ư? Khi bạn nói chưa xong thì người đối thoại đã ngán ngẩm xoay lưng đi mất! Lúc này mới thấy chữ "KHÔNG" của nhà Phật là có lý: "KHÔNG" thông qua bộ phận thông dịch trung gian của ý niệm mất thời giờ, nghĩ sao nói vậy, bất kể đúng sai văn phạm từ ngữ. Khi đọc cũng vậy, "KHÔNG" dịch từng chữ, chỗ nào không hiểu thì coi như "KHÔNG", ráng nắm được cái ý để đọc tiếp.

Nhớ cái tinh thần kiếm thuật của Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung hay không? "KHÔNG" câu nệ gò bó vì văn phạm, tùy nghi ứng biến, phóng chiêu, được mất "KHÔNG" thành vấn đề.

Khi vượt qua được chữ "KHÔNG", nói năng thoải mái, ứng biến nhanh nhẹn thì quay ngược lại từ đầu để học hỏi sửa chữa sai lầm.

Đó là cách học thoải mái, dễ dàng, phóng khoáng của Mạnh Trịn để có mì ăn liền và có đủ hứng thú để tiếp tục nấu cao lương, mỹ vị sau này. Có những cách học Anh văn khác hay hơn, tuỳ bản chất cá nhân và điều kiện.

Ngọc Lâm
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Mon Oct 19, 2009 6:23 pm    Tiêu đề:

Chu kỳ của truyền thông đại khái theo sơ đồ như sau:

Messsenger ---> messsages ----> Receiver
Receiver -----> feedback ---> Messsenger

Không có feedback, sự truyền thông bị khựng.

Feedback: comments in the form of opinions about and reactions to something, intended to provide useful information for future decisions and development.
(những lời phê bình bằng những ý kiến và những phản ứng về điều gì đó. Feedback cung cấp những thông tin hữu dụng cho những quyết định và phát triễn sau này)


Học sinh sinh viên Miền Nam rất giỏi về văn phạm. Giỏi đến cực kỳ lận. Khi qua nước ngoài, họ bắt bẻ các thầy giáo cô giáo , bỉu môi chê thầy này cô kia là viết sai văn phạm. Họ biết và rành rọt những luật văn phạm li ti. Nhưng cở giáo sư Anh văn VN ra nước ngoài, đi đổ xăng cũng không nói cho xuôi câu, rặn hoài không ai hiểu. Đây là cái vấn nạn chung cho cái học ngoại ngữ ở VN.

Người Mỹ thì quan niệm Learn from mistakes, học từ những sai lầm. Có sai và biết mình sai thì mới học được, mới có cơ hội sửa sai. Người mình thì cứ hễ thấy ai nói sai thì cười nhạo, xì xào châm biếm sau lưng. Hiện tượng này được lập đi lập lại từ học đường và trở thành một thói quen đáng trách. Vấn nạn là chổ đó. Học trò làm đúng thì được thầy cô tâng bốc khen ngợi. Khi học trò làm sai thì không được sự khuyến khích khoan dung, và có nhiều hiện tượng phi mô phạm chế diễu học trò trước lớp học, chưa kể những hình phạt tra tấn đòn roi. Vì vậy học trò rất sợ sai, âm thầm dấu diếm cái sai của mình và không có cơ hội được sửa sai, và không có cơ hội được giáo dục để đi từ cái sai sang cái đúng. Thành ra, thay vì được giáo dục để đi từ cái không biết đến cái biết, đi từ cái sai đến cái không sai, học trò tự nhiên được rèn luyện những kỹ năng che dấu cái sai, che dấu cái không biết đến tài tình. Hiện tượng này không phải chỉ thể hiện ở môn học ngoại ngữ, mà còn thể hiện ở nhiều môn học khác.

Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông (communication). Sự truyền thông nào cũng bao gồm có hai đối tượng là  Messenger và Receiver, tức người truyền đạt thông tin (messenger) và người nhận thông tin (receiver). Trong đó người truyền đạt thông tin (messenger) phải biết chắc rằng người nhận thông tin ((receiver) có nhận đầy đủ và rõ ràng những thông tin mình muốn truyền đạt. Làm sao người truyền đạt thông tin biết được thông tin của mình được chuyển tãi đầy đủ và chính xác đến người nhận thông tin. Có nhiều phương cách, trong đó feedback là một. Feedback là những phản ứng  của người nhận thông tin (receiver), qua những phản ứng này, người chuyển tải thông tin mới biết chắc thông tin của mình đã được truyền đạt hay chưa. Trong học đường ở VN, người ta không khuyến khích hoặc rất giới hạn Feedback, luật của thầy là luật thượng đế, cấm cãi. Chính vì vậy, sự truyền thông rất giới hạn và mù mờ, thầy không biết trò đã nhận được đầy đủ thông tin mà mình muốn truyền đạt hay chưa, trò không có cơ hội bày tỏ mức độ thông tin nhận được từ thầy. Thầy và trò cả hai đều không có cơ hội để nhận biết mình sai và học từ sai lầm (Learrn from mistakes).

Chu kỳ của truyền thông đại khái theo sơ đồ như sau:

Messsenger ---> messsages ----> Receiver
Receiver -----> feedback ---> Messsenger

Không có feedback, sự truyền thông bị khựng.
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Tue Oct 20, 2009 2:49 am    Tiêu đề:

Ừ, NL quên mất là học Anh Văn kiểu mì ăn liền cần cái da mặt khá dày ở xã hội VN. Hồi nhỏ ở xóm Mả Thánh Tây, NL cũng tự vỗ ngực là học Anh Văn có bài bản, khinh thị các Út Bảnh và Minh Rèo. Ai ngờ, khi nói chuyện với Mỹ cũng bí túng rồi phang "A du bum bum?", "Đu du ô kê?", "Nô, ai ken" ... còn tệ hơn thằng đánh giày hạng bét! Khi thằng Mỹ chả hiểu gì thì khoanh ngón tay thành vòng tròn rồi thọc ngón ngón trỏ vào ngoáy ngoáy, ai nấy cũng hả hê cười thông cảm nhau và NL được thưởng một tép kẹo cao su nhai nhóp nhép.

Nhìn các chị em ta nói năng líu lo, nủng nịu cùng tụi Mỹ dông dài tâm sự, NL mới sáng con mắt biết trình độ đàm thoại của mình không đáng nâng váy cho các chị em! Chả có chị em nào biết cuốn "English For Today" là cái quỉ gì, khi NL xin thụ huấn các chị em thì té ra chỉ cần cuốn "Anh Văn Đàm Thoại Cấp Tốc" loại bỏ túi của Lê Bá Kông, nhà sách Zhiên Hồng và tài PHANG không ngượng mồm. Nhưng lạ thay, đa số các chị em đều có trí nhớ cở TP, chỉ cần vài tháng là liệng sách Anh Văn bỏ túi cho nhẹ bóp giang hồ! Có lẽ, trong hoàn cảnh khó khăn, người ta không được quyền ngượng và thông minh chậm trễ.  

Khái niệm về giáo dục ở VN thời chúng ta và bây giờ đều bị chi phối nặng nề bởi chính trị! và chính trị thì ... hè hè ..., miễn bàn. Chỉ biết rằng tư duy về giáo dục của bà ngoại NL rất giới hạn chứ không sáng suốt minh bạch như nhà TP. Thầy nào không có cây roi là ngoại chê thầy dỡ và đẩy NL đi học hè nơi ông nào có cây roi bự nhất. Như thế cũng chưa đủ, ngoại còn bỏ nhỏ ông thầy: "Nhờ thầy dạy dỗ, nó có hư thầy cứ đánh cho nó nên". Có hôm mang cái lưng đầy lằn đỏ về nhà, mẹ đau lòng, giận bà ngoại chứ cũng chẳng bao giờ biết trách thầy.

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, chương trình giáo dục được các chuyên gia đủ các ngành nghiên cứu kỷ lưởng, các thầy cô được học hỏi phản ứng tâm sinh lý của học sinh một cách chu đáo. Chúng ta chỉ có thể so sánh để đánh giá nền giáo dục VN ở từng giai đoạn nhưng để làm công việc của một quan tòa bằng tư duy và tiêu chuẩn hiện đại thì sai lầm.

NL học không dỡ nên nếu có bị đòn thì cũng chỉ vì nghịch ngợm, phá phách. Ngày tựu trường là dịp đại phát tài vì có cớ mua sách vở để nói tăng tiền ăn lời. Cha mẹ các bạn nghèo chung quanh không có tiền mua học cụ cho con cái chỉ biết than thở. Đồng phục các bạn đi học có đủ hai bộ để thay đổi là may mắn lắm. Mùa Đông ở PR nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C và gió nhiều. Đối với người ở vùng nhiệt đới, như thế là lạnh lắm. Các bạn nghèo không có áo ấm, ngồi co ro, môi tím ngắt và tay chân nổi da gà. "Lạy trời ... gió nổi lên" trong "Đôi Bạn" của Nhất Linh, không cần ra đến Hà Nội mới thất rét.

Có nhiều bạn nhà nghèo trong xóm bị đòn rất tội nghiệp, đi học về thì nấu cơm, gánh nước, giữ em. Sáng mờ sương mở mắt dậy là phụ cha mẹ ra chợ dọn hàng, kéo xe ba bánh rau muống. Không có thời giờ để học, trong gia đình nghèo thường hay xào xáo, cải vã thì làm sao yên tâm mà học. Kết quả là không thuộc bài và thường xuyên đi học trễ nên bị thầy đánh đòn. Cha mẹ không biết phân tích yếu tố khách quan, thấy con học dỡ lại đem con ra đay nghiến và chỉ vào những đứa trẻ được phát bảng danh dự để hạ nhục. Học trò nghèo càng tự ti, càng học dỡ, càng thấy hận đời, những Minh Rèo được sinh ra từ đấy. Đúng là cái vòng lẩn quẩn.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Quán Nhỏ Sau Trường Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân