TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - MR. “ I DON’T KNOW”
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

MR. “ I DON’T KNOW”

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Mon Jul 13, 2009 7:27 pm    Tiêu đề: MR. “ I DON’T KNOW”-( NGUYÊN CẨM)


MR. “ I DON’T KNOW”
NGUYEN CẨM

Ông John vừa được Hảng Sắt Brecheen Pipe& Steel thu nhận vào làm nhân viên văn phòng, chuyên phụ trách khâu kiểm tra các xe khách hàng đến mua hàng đã thanh toán tiền nông và chở hàng ra về. Các xe khách sau khi vào Warehouse lấy hàng xong, tài xế lái xe ra về, phải dừng lại trước cỗng chính Main Gate. Tại đây chủ Hảng có treo tấm bảng kẽ chữ màu đỏ thắm, tươi tắn rõ ràng:” Stop. Do not exit until your order has been checked.” ( Xin tạm dịch:” Hãy dừng xe lại. Cho tới khi hàng ghi trong hóa đơn của bạn được kiểm tra xong, bạn mới được chạy xe ra cửa .”).
Trong giờ làm việc, vì là công việc nhàn hạ, không phải cắt sắt thép, không lô hàng nặng nề vất vả như các cu li da màu và da vàng khác trong Warehouse. Nơi đây chứa đủ loại hàng hóa làm bắng sắt thép. Cơ sở rộng mênh mông, bao la, bát ngát, Ông John khỏe ru bà rù hà! Ông thuộc khâu gián tiếp “ Ngồi mát ăn bát vàng” mà lị! Vì vậy, những lúc rỗi việc. ông ta cứ ra ngoài phỉ phà điếu thuốc Camel thoải mái. Ông cứ hút thuốc liên tù tì hầu như cả ngày. Xem chừng, ông ta nghiện “Nàng tiên vàng” này khá đậm. Ít ra ông cũng hút hai bao trung bình mỗi ngày. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, xuống dốc. Khủng hoảng kinh tế trâm trọng cả nước Mỹ và cả thế giới, thuốc lá càng ngày càng tăng giá cả. Theo ý kiến của các hảng sản xuất và buôn bán thuốc lá thì việc gia tăng giá cả thuốc lá nhằm mục địch cho nhửng người trót nghiện thuốc lá, cai bỏ bớt loại độc dược tai hại này vì chúng thường hay gây bịnh ung thư phổi và nhiều chứng bịnh tim mạch khác cho nguời hút, lẫn những kẻ chung quanh hít phải khói thuốc tai hại này.Bởi vậy mới có Bảng Cấm Hút Thuốc treo nhiều nơi tại các cơ quan công sở, nhà hàng khách sạn chợ búa...Hầu giúp người ta có thể tránh các chứng bịnh nói trên và họ đỡ tốn kém tiền bạc. Thật ra thật khó mà cai bỏ hút thuốc lá vô cùng cho nhửng ai trót mê nó rối. Cũng giống như hút, chích xi ke ma túy, hút thuốc phiện, mê nàng tiên nâu vậy. Dễ gì bỏ được thói quen nghiện ngập này.
“ Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên.” ( Ca dao dân gian)
Vì vậy, ông John cứ phỉ phà điều thuốc lai rai trên vành môi hơi đầy đặn và chiếc miệng hơi rộng của mình. Thật ra, ông ta chỉ ưa thưởng thức phì phà một loại thuốc “Camel” mà thôi. Có lẽ ngày xưa tổ tiên ông là dân du mục, sống trên các ốc đảo sa mạc hay thảo nguyên, đồng cỏ hoang vu nào đó. Vì vậy, ngưởi hùng gốc Yankee nòi một trăm phần trăm Mỹ trắng, mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng này, chỉ yêu duy nhât loài lạc đà “Camel”. Loại thú vật hiền lành nhẩn nhục đáng thương. Chúng quen chịu đựng khí hậu nóng bức, cát bỏng, khô cằn trong sa mạc. Quen nhịn đói, nhịn khát, miệt mài tải hàng qua sa mạc hoang vu, mênh mông, bát ngát mà thôi.
Ông John, từng tâm sự với ông Minh, một cu li dân Giao Chỉ, ngưởi công nhân của Hảng Sắt, chuyển làm clean -up trong văn phòng và Warehouse. khu sân rộng bao la phía trước và sau Warehouse, cũng như cắt cỏ xung quanh cơ sở kinh doanh sằt thép nói trên.
-Thuốc Camel thơm và hương vị thật đậm đà! Vì vậy tôi khoái hút thuốc này vô cùng.
- Ông không thể hút thuốc lá lọai khác ư?
-Tôi không quen hút các loại khác, ông Minh ơi! Trừ phi...
- Trử phi cái gì hỡ ông John?
- Trừ phi, lúc đó không còn thuốc Camel trong túi áo tôi và vì thèm quá nên tôi tạm hút thuốc lá có nhãn hiệu khác, nếu có, cho đỡ ghiền vậy mà!
ooo
Trong thưc tế, dủ là quen nhau, trò chuyện hằng ngày. Cùng làm một sở. Một hảng buôn bán sắt thép. Tuy nhiên giữa ông John và ông Minh vẫn như có cái hố vô hình ngăn cách. Thật vậy, tuy có chào hỏi xã giao, tâm sự hàng ngày. Nhất là vào lúc buổi sáng khi hai người gặp nhau.
- Good morning or Hello or Hi Sir!
Nhưng bao giờ ông Minh cũng vồn vã chào hỏi ông ta trước tiên. Lúc đó y mới hở miệng nói khẻ:
- Hello! Minh!
Đặc biệt khi nào ông Minh cần hỏi gì đó, chẳng hạn như muốn tìm để gặp ông Kerry. The Big Boss, Xếp Sòng để báo cáo hay yêu cầu việc gì, thì y luôn luôn trả lời ông Minh với một giọng hờ hững, lạnh lùng như thường lệ:
- I don’t know.
Còn đối với đám công nhân da màu của Hảng Sắt thì sao? Cũng giống như anh cu li da vàng. Ông John vẫn thường tỏ ra hờ hững, lạnh nhạt, lãnh đạm với đám người này. Ông biểu lộ cử chỉ, thái độ, lời nói, rõ nét kỳ thị chùng tộc của mình ra mặt. Thật thế, khi họ lên văn phòng của ông Kerry để hỏi việc gì đó. Chẳng hạn để tìm cuộn thước Tape để đo hàng, đôi bao tay mới, hay hộp sơn màu để xịt thép. Những lúc ấy, ông John vẫn cứ một giọng trả lời đám công nhân nói trên:
- I don’t know!
Thét rồi, ông ta dính luôn với nickname dễ thương này:” Mr I Don’t Know”.
John đả tỏ ra kỳ thị với đám dân da màu “ African- American” quá lộ liễu, hầu như công khai. Vịêc này khiến ông Minh nhớ lại giai đoạn chiến tranh ờ VN càng ngày càng gia tăng, lan rộng, khốc liệt, leo thang khủng khiếp vào những năm 1965-66. Lúc ấy, MN đã có sự hiện diện của lực lượng đồng minh trên khắp các thành phố thị tứ. Tại Phan Rang, quê hương chàng, lúc ấy có toán Seabee Hoa Kỳ. Một đơn vị công binh, thuộc binh chủng Hải Quân Mỹ, chuyên làm đường sá, cầu cống giúp MNVN của lực lượng đồng minh. Đơn vị này trú đóng tại khu vực gần Nhà Máy Nước, thuộc Phường Kinh Dinh. Tức vùng Công Xi Rượu có từ thời Pháp Thuộc trước kia. Trong đơn vị Seabee nòi trên, có anh chàng GI da trắng, tên Cassely, quê quán thuộc tiểu bang Ohio xứ Cờ Hoa. Anh ta còn trẻ lắm. Anh ta quen biết ông Minh hồi chàng còn dạy học. Lúc bấy giờ, chàng chưa động viên thi hành nghĩa vụ quân sự của người thanh niên trong thời loạn như sau này. Họ thường gặp nhau tại tiệm Hải Quan trên đường Ngô Quyền thuộc phạm vi của Phường Đạo Long lúc ấy. Anh ta không ưa đám lính Mẽo da màu ra mặt. Có lần, trông thấy tại nhà hàng kiêm khách sạn nổi tiếng tại thành phồ quê hương nắng gió cát bụi hầu như quanh năm suốt tháng, có nhiều bóng lính đồng minh, cùng xứ sớ USA của mình, nhưng da màu, anh ta vẻ mặt đanh lại, nói với ông Minh bằng tíêng VN y học được của ai đó. Giọng anh ta hơi lơ lớ, từ không dấu, chậm rãi cứng ngắt, nhưng dễ nghe và rõ ràng. Y hầu như nhấn mạnh từng chữ:
- Ơ đai, co nhiêu ngươi da đen lam!”
Thật hết nói! Trắng, đẹn, xám, đỏ, vàng... muôn đời vẫn là dị chủng, khác màu da. khác chủng tộc. Họ không ưa nhau. Họ hầu như kỳ thị ra mặt hay ngấm ngầm. Ông Minh buồn bã cho nhân tình thế thái, Cho sự thù ghét nhau vì sự khác biệt nhau vể chủng tộc, màu da vể chính trị, tôn giáo địa phương ngôn ngữ... Có lần một viên Đ/Úy da trắng, trò chuỵện vui vẻ với ông Minh. Ông ta nhờ chàng thông dịch cho anh bồi để đặt món tôm xào, bánh bao và rượu bia y vốn ưa thích xơi lâu nay. Trông ộng ta có khuôn mặt phúc hậu. Minh vui miệng, liền nhìn người hùng, hỏi một câu hơi hiếu kỳ, không được khéo léo, tế nhị lắm:
-Thưa ông, tại sao người da trằng thường tỏ ra không ưa dân da đen vậy? Dù họ cùng là dân Mỹ nhãn hiện USA. Cùng một xứ sở quê hương đang chiến đấu bảo vệ tự do dân chủ ở xứ người?
Ông ta mỉm cười, điềm đạm.giải thích rõ ràng, rành mạch. Mặc dù vô tư khách quan, tuy nhiên không giấu chút thành kiến kỳ thị chủng tộc, vốn đã ăn sâu mọc rễ trong huyết quản của giống dỏng bạch mao.
- Tánh tình của dân da trắng và da màu khác biệt nhau. Vì vậy, họ khó có thể hòa hợp với nhau trong cuộc sống hằng ngày. Phải thành thật nói rằng, dân African- American kỳ lạ lắm! Họ không hợp với chúng tôi chút nào, ông Minh ạ! Cái gì thường xuyên xảy ra và hay lập lại, cũng có lý do của nó. Chẳng hạn, anh chàng Greg Patin. viên Tr/Úy trong đoàn cố vấn với chúng tôi, tại cơ quan MACV. Anh ta có thói quen cứ thức dậy sớm, rồi mở to chiếc Radio của mình. Anh ta nằm nghe tự nhiên, thoải mái như vui mừng ngày lễ Độc Lập hay Chrismas Day hay New Year Day vậy. Anh ta không cần biết mình đang làm ồn cả phòng ngủ tập thể nhà binh. Mình đang làm phiền hà người khác cùng phòng. Chúng tôi có góp ý, nhưng anh vẫn chứng nào tật ấy. Lời khuyên của các bạn cùng phòng như nước đổ lá môn. Nước đổ đầu vịt thôi. Lại nữa anh ta có mùi hôi thật là đặc biệt, ông Minh ạ! Dù có tắm xà phòng hảo hạng và xịt nước hoa thơm phứt dành cho đàn ông đi nữa. Anh ta vẫn là anh ta. Vẫn là African- American chính hiệu gốc Phi Châu. Anh ta vẫn không thể nào lột xác được. Ngoài ra, phần đông người da màu, thường có tính tình lười biếng, thiếu chu đáo, cẩn thận, chịu khó. Họ ít thích học hỏi trau giồi kiến thức và nghề nghiệp. Phân đông họ chi sống trong hiện tại. Họ có thói quen: “ Sống hôm nay, không biết có ngày mai.” Họ ưa ăn uống, nhậu nhét bia rượu, cờ bạc. Họ ham vui, tụ họp, nhảy múa, ca hát, khiêu vũ, đánh đàn... Họ thích quậy ghê lắm.
Điểm cần nhấn mạnh ở đây là đa phần dân da màu tỏ ra không thiện cảm với người Mỹ trắng chúng tôi. Họ có thành kiến và tự ti mặc cảm với người bạch mao. Nói chung, giữa dân da trắng và da đen, có nhiều cái dị biệt, trở thành hố ngăn cách. Cho nên họ khó có thề sống hòa đồng, hòa hợp với nhau được. Đen là đen. Trắng là trắng. Bời vậy mới có vấn đề phân biệt, kỳ thị màu da và chủng tộc tại HK. Cho nên ở nước Mỹ, dù có đạo luật của chính phủ Liên Bang ngăn cấm sự phân biệt và kỳ thị đối xử vì màu da chủng tộc, chính kiến, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ... nhưng phần đông người dân vẫn còn phân biệt nhau, kỳ thị nhau, về sự khác biệt chủng tộc và màu da... Thật khó mà san bằng mọi thành kiến giữa nhau và sống hòa đồng với nhau dù là một xứ sờ tư do dân chủ và giàu mạnh trên thế giới. Hiên nay, còn một số tiểu bang tại HK vẩn ra luật ngăn cầm vịêc hôn nhân, phối ngẫu giữa cặp vợ chồng khác màu da. Hôn nhân dị chủng vẫn bị cấm đoán. Đặc biệt là người da trằng và ngươi da đen làm hôn thú phu thê với nhau, thì hiện nay vẫn còn bị pháp luật của vài tiểu bang, cho là bất hơp pháp, cấm ngặt. Nều bất tuân, họ có thể bị truy tố ra tòa và ngồi tù rục xương.
Bởi vậy, sự kỳ thị chủng tộc hiện tại là một vần nạn của xứ sở Cờ Hoa chúng tôi. Nếu con người, ai cũng có tâm từ bi, bác ái, bao dung, nhẫn nhục, cởi mở, sống hòa đồng với nhau thì hay biết mấy! Có lẽ nhân loại sẽ bớt khổ đau, bớt hận thù, bớt tham vọng bá quyền, bớt chiến tranh, bớt chém giết,bớt gây tang thương chết chốc cho nhau, phải không ông Minh?
- Đúng vậy thưa Đ/ Úy!
Ông Minh ngạc nhiên nhìn vị SQ Mỹ có tâm hồn bao dung, hòa ái, cời mở và tâm từ bi bác ái như một Thiền Sư Trung Hoa như thế.
ooo
Xin trở lại trưởng hợp ông John có tánh đối xử phân biệt, kỳ thị chủng tộc màu da với các bạn công nhân cùng Hảng Sắt nói trên. Vì cách xử sự không khéo của ông John, nên các anh cu li da màu khác, cũng tỏ ra không ưa thích gì anh ta. Ông ta không bao giờ vào phòng Breakroom, dù các công nhân của Hảng Sắt, được nghỉ giải lao mỗi ngày hai lần trong phòng này. Buổi sáng, họ nghỉ xả hơi vào lúc 9 giờ rưỡi, cho tới 10 giờ kém 15. Buổi trưa họ nghì làm lúc 12 giờ để dùng bữa trong vòng 30 phút. Ông John tỏ ra ta đây là nhân viên văn phòng White Collar. Dân Yankee chính hiệu, trăm phần trăm con ó xám HK. Cho nên, hiệp sĩ chỉ nghỉ ngơi trong văn phòng của ông Big Boss Kerry mà thôi. Lúc ăn sáng, dùng bữa trưa, hay lúc nghỉ giải lao, bao giờ anh ta cũng ngồi ru rú trong văn phòng nói trên, như một chủ nhân ông. Nếu ai có gì thắc mắc thì cứ vào đây hỏi Ngài. Ngài không thẻm nhìn gương mặt người hỏi đâu nhé! Như thường lệ, theo thói quen, Ngài sẽ nhìn chếch về một hướng nào đó. Đôi mắt như đang lim dim, sẽ mở to, trông trắng dã, lờ đờ ẩn dưới đôi lông mày dài và rậm rạp. Sau đó, Ngài hững hờ trả lởi anh công nhân kia:
- I don’t know!
Thế thôi. Chịu hay không chịu ư? Cũng huề cả làng vậy. Câu chuyện thật khó tin tại xứ Cờ Hoa, nhưng có thật một trăm phần trăm, thưa bà con đồng hương, dân Giao Chỉ ạ!
Tuy nhiên, dù là lính văn phòng, ông John thỉnh thoảng, khi chủ cần đến, cũng sai y làm các công việc của người công nhân trong Warehouse. Như lái chiếc xe Fortlift chở hàng chút chút khi thiếu người. Ông Kerry điều động, ra lệnh y làm, là y phải tuân hành công tác ngay. Không ỏn đơ gì cả! Không thể “Ngồi mát ăn bát vàng” mãi. Cứ lãnh lương mà khỏe ru bà rù dài dài. Đâu có dễ chơi vậy, hở chàng hiệp sĩ “ I Don’t Know”?
Bởi vì, tại đây, ông John chỉ sợ có vị Xếp Sòng Kerry thôi. Anh ta là Big Boss tại Hảng Sắt, thuộc khu vực Warehouse và quản lý đám tài xế các loại xe tải chở hàng sắt thép. Những công nhân này chuyên vận chuyển hàng hóa đến tận nơi cho khách có nhu cầu ở xa đã đặt mua. Họ cũng chuyên chở hàng sắt từ nơi khác về Hảng mình hằng ngày. Ông Kerry này, không những là chức sắc quản lý điếu động tất cả đám công nhân Blue Collar chuyên lao động bằng chân tay, để phận biệt với dân văn phòng White Collar như anh chàng John nói trên. Thủ trưởng Kerry còn là con rể của Ông chủ “ The Owner of the Company” nữa, bà con ạ! Tỉnh sử cùa chàng thanh niên có dáng ngưởi tầm thước, khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi, cũng hấp dẫn, thú vị lắm đó! Anh ta cò thân hình không mập cũng không ốm. Gốc Pháp. Dân Gaulois nòi, một trăm phần trăm lá cờ tam tài. Anh ta có đôi mắt màu hạt dẻ. Mái tòc hớt ngắn, màu nâu sậm. Da trắng, Hiệp sĩ này vốn là trai tơ, ưng gái nạ dòng. Đại kiều, con của ông bà chủ. Nàng nhỏ hơn chàng chừng ba mùa xuân là cùng. Nàng đã có con với một người tình khá khôi ngô, tuấn tú. Rồi họ chia tay vì tánh tình không hợp nhau sao đó. Nàng nuôi đứa con trai và cho ăn học thành tài. Nó rất thông minh và hiếu học như bố nó trước kia. Ông dượng Kerry, yêu mẹ nó và thương đứa con riêng của nàng như con mình vậy.

Lang quân sau này, Kerry vốn con nhà nghèo, nên khi học xong High School rồi làm công nhân. Anh lao động chân tay, sửa máy móc lật vặt đả quen. Hồi đi quân dịch anh ta chuyển qua phục vụ trong ngành Hải Quân. Anh ta làm việc sửa máy móc dưới tàu thủy tại Âu Châu. Khi biết ông Minh là cựu SQ/ QLVNCH, ông vui miệng kể cho ông nghe thời gian mấy năm làm thủy thủ, ngành cơ khí, máy móc dưới tàu thủy, đậu ngoài hải cảng của mình:
-Ông Minh biết không? Hồi tôi ở Tây Đức vui ghê lắm. Cứ cuối tuần, được nghỉ phép lên bờ là tha hổ rũ bạn gái rong chơi đây đó, thỏa thích. Các cô gái Đức tại Tây Bá Linh xinh đẹp. Các ả tóc vàng, da trắng, trẻ trung khoái đô la Mỹ. Còn tụi tôi, lính xa nhà, thích bia rượu, âm nhạc xập xình, các quán ba bia ôm, có các em tiếp viên kiều diễm trẻ trung. Rượu và đàn bà dễ quyến rũ những nam nhi sống xa nhà ghê lắm, ông Minh ạ! Nhất là đám thanh niên ưa của lạ, thích da thịt thơm thơ, đôi môi hồng, bộ ngực nỏn nà trên giường nệm trắng tinh mời gọi của các cô gái xinh xắn Đức Quốc. Các cô bạn gái ưa quà tặng và tiền bạc. Chúng tôi cần nữ nhi giải sầu và điều hòa tình cảm sinh lý trong lúc cô đơn xa nhà hàng vạn dặm,
Ông Minh chăm chú nghe viên Manager nói dứt lời. Ông tươi cười nhìn ông Xếp Sòng Warehouse, hỏi một câu thân tình:
- Vậy ông có nhiểu bồ bịch lúc ông ở Đức lắm phải không?
- Nhiều lắm! Nhưng chỉ là qua đường thôi, ông Minh ạ!
- Thế ông có con rơi, con rớt nào không, trong mấy năm ông sống tại quê người? Ông Minh vui miệng hỏi đùa một câu thiếu tế nhị, vô duyên làm sao.
Tuy nhiên, ông Kerry vẫn cười vui vẻ. Rô ông lắc đầu nói nhanh:
- Tôi cũng không rõ nữa, ông Minh ơi! Vì cứ quen “ Ăn bánh trả tiền “ “ Tiền trao cháo múc” Tôi không gắn bó lâu dài với cô nào cả. Có thể, tôi có con ở Đức với cô gái nào đó mà tôi không biết nữa.
Ông nói xong, cả hai người cười xòa thích thú vô cùng.
Bây giờ đây, ông đã se duyên với trưởng nữ của Ngài triệu phú, chủ nhân Hảng buôn sắt. Ông được bố mẹ vợ yêu mến, tin tường, giao cho chức vụ quan trọng trông coi Warehouse và đám công nhân tài xế trong Hảng. Lương hậu hĩnh. Có bảo hiểm sức khỏe cho cả hai vợ chống. Bả xả kiểu diễm, trẻ trung đã sanh cho lang quân sau này một cô công chúa giống cha như đúc. Nàng Kathy con gái cưng của ông bà chủ, vợ Kerry, là nhân viên phụ trách chức vụ salesperson làm việc bên máy điện toán, trên văn phòng. Em gái nàng làm General Manager, giúp song thân quản lý cả Hảng Kinh Doanh Săt Thép ở thành phố Port Allen, thuộc tiểu bang miền Đông Nam HK. Ông bố của Nhị Kiều nay đã về hưu, nhưng ông thường lái xe lên hảng hằng ngày để theo dõi công việc buôn bán tại đây. Bà vợ ông chủ, thân mẫu, tuổi trung niên, của họ, cũng phụ trách khâu tài chánh kỳ check hằng ngày trên văn phòng, bên cạnh cô kế toán thủ quỷ của cơ quan. Ông Kerry thương con gái mính “ Con của chúng ta” giống bố vô cùng.” Cọn gái giống cha giàu ba họ” như tục ngữ Đông Phương thường nói. Mái ấm gia đình của chàng – nàng thật êm đềm, hạnh phúc.
Xin trở lại nhân vật da trắng thật đặc biệt, có mỹ danh John Sharp. Ông ta chỉ kính nễ có Xếp Sỏng Kerry thôi, ngoài ông bà chủ và cô gái Út Genegal Manager ra. Còn đám công nhân da đen và da vàng, thỉ ông ta cứ phớt tỉnh Ăng lê, coi như pha rề dân cu li lao động chân tay và sai vặt hằng ngày. Công nhân lên văn phòng những lúc vắng Manager Kerry, hỏi Ngài việc gì đó, thì Ngài cứ lạnh lùng, hờ hững, thản nhiên trả lời chắc chắn như đinh đóng cột:
- I Don’t Know.
Nghe thét rồi mọi người đâm ra nhàm chán, không muốn gặp mặt ông ta nữa. Tư nhiên ông Minh nghĩ đến hạnh tu của một vị thiền sư xa xưa mà ông đã đọc trong một cuốn sách nào đó. Tu tịnh khẩu. “ Không biết. Không thấy. Không nghe.” Nếu con người không còn tâm phân biệt, kỳ thị chủng tộc, màu da. ngôn ngử, chính kiến, tôn giáo, sang hèn, giàu nghèo... Không còn phân biệt ta và tha nhân, thiện và ác, xấu và tốt, phải và trái... thì cuộc đời sẽ an lạc, thanh thản, nhẹ nhàng biết bao! Lúc ấy tham vọng, chiến tranh, thù hận, ganh ghét, não phiền, khổ đau... sẽ mây bay, gió thoảng qua cầu. Con người sẽ chung sống hòa bình với nhau. Địa ngục sẽ biến thành Thiên Đàng trần tục. Thế giới sẽ trở thành đại đồng đệ huynh. Loài người sẽ vui sống trong tử bi và bác ái, bao dung đầy tình người.

NGUYÊN CẨM
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân